8. Cấu trúc của luận văn
2.2.6. Nội dung kiểm tra chưa phù hợp với mục tiêu và nôi dung môn học
Ở trường THCS, mục tiêu môn Ngữ văn được đổi mới theo hướng tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập tích cực hơn với môi trường đang học tập và xã hội tương lai khi các em ra trường. Thông qua kiến thức và kĩ năng được đưa vào chương trình, môn học Ngữ văn góp phần rèn luyện các em trở thành những người có năng lực tư duy tích cực, có những phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Cụ thể là:
Về kiến thức, sau khi học xong cấp THCS học sinh có được:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 3 2 1 GV HS
- Những hiểu biết về đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt (đơn vị cấu tạo từ, đơn vị từ vựng, từ loại chính, kiểu câu thường dùng); những tri thức về ngữ cảnh, về ý định, về mục đích, về hiệu quả giao tiếp; các qui tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
- Những tri thức cơ bản về 6 kiểu văn bản thưưòng dùng: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ, những cách thức tiếp nhận và tạo lập các kiểu văn bản đó.
- Những hiểu biết về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học ưu tú( thuộc các thể laọi tiêu biểu và thường gặp) của Việt Nam và thế giới, có được những thao tác phân tích tác phẩm văn học sơ giản cùng với những tri thức sơ giản về thi pháp, lịch sử văn học, một số khai niệm văn học, từ đó hiểu được khả năng to lớn của ngôn ngữ trong việc thể hiện các giá trị văn hóa và tinh thần của cuộc sống, con người và biết cách tạo lập những văn bản nói và viết Tiếng Việt chuẩn mực, nghệ thuật.
Về kĩ năng, chú trọng phát triển ở học sinh cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo từ đó có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Cụ thể là sau khi học xong cấp THCS học sinh biết:
- Nghe hiểu, đọc hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản để từ đó hình thành được ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp với những vấn đề mà văn bản đặt ra.
- Nói, viết đúng theo các qui tắc chính tả, qui tắc sử dụngt ừ ngữ, ngữ pháp…của Tiếng Việt; biết sử dụng, tạo lập và trình abỳ các kiểu văn bản đã được phục vụ thiết thựuc cho cuộc sống.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và tư duy tiếng Việt có hiệu quả trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Về thái độ tình cảm, sau khi học xong cấp THCS, học sinh biết:
- Giữ gìn, phát triển, làm phong phú sự giàu đẹp, trong sáng của Tiếng Việt, trân trọng những thành tựu của văn học Việt nam và thế giới.
- Giao tiếp, tư duy Tiếng Việt có hiệu quả, có văn hoá.
- Yêu quí các giá trị chân, thiện, mĩ, căm ghét cái độc ác, xấu xa, giả dối. - Những mục tiêu này cũng được chia ra nhiều mức độ và cụ thể hoá vào mục tiêu của từng lớp, từng phân môn, từng cụm bài và từng bài học Ngữ văn. Tuỳ theo mục đích đánh giá, người đánh giá có thể căn cứ vào từng cấp độ mục tiêu khác nhau để xây dựng các tiêu chí đánh giá hoặc lựa chọn các hình thức đánh giá phù hợp.
Căn cứ vào mục tiêu môn học như trên, đồng thời căn cứ vào các đề kiểm tra đánh giá thực tế đã sử dụng và ngân hàng đề cấp trường, cấp quận có thể thấy nhiều đề kiểm tra chưa phù hợp với nội dung và mục tiêu môn học. Với câu hỏi: Kiểm tra, đánh giá có phù hợp với mục tiêu và nôi dung môn học hay không; chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả điều tra đối với giáo viên:
6/58= 10.4% giáo viên đánh giá là rất phù hợp, 14/58= 24.47% giáo viên đánh giá là phù hợp, 38/58= 65.13% giáo viên cho rằng không phù hợp.
Kết quả điều tra đối với học sinh:
485/3878= 12,5% học sinh nhận thức rằng rất phù hợp, 122/3878= 31.35% học sinh thấy là phù hợp, 3271/3878= 56.15% học sinh cho rằng không phù hợp.
Biểu đồ 2.5. Kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung
3. Rất phù hợp 2.Phù hợp 1. Không phù hợp
Số học sinh không tán thành nhiều là học sinh không thích kiểm tra nhiều. Nhiều học sinh đã cho rằng giáo viên ra đề không bám sát theo nội dung đã học, không chú trọng đến yếu tố nhớ và hiểu, nhiều đề rất khó đối với học sinh, làm cho học sinh rất nản mỗi khi kiểm tra. Bên cạnh đó cũng phải kể đến số giáo viên lại ra đề rất đơn giản, không tuân thủ nghiêm túc theo bậc nhận thức; phần lớn số học sinh đều làm được đã dẫn đến sự chán nản đối với một số học sinh khá giỏi.
Đối với giáo viên phần lớn cũng không tán thành với nội dung kiểm tra như hiện nay tại nhà trường, bởi lẽ nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng đến công tác ra đề kiểm tra, nội dung kiểm tra không bao quát được toàn bộ nội dung và giải quyết được mục tiêu đề ra cho mỗi bài học. Phần lớn giáo viên ra đề chỉ chú trọng đến chất lượng và tỉ lệ chất lượng là bao nhiêu có đạt được chỉ tiêu đề ra hay không. Coi trọng điểm số là tư tưởng phổ biến của giáo viên và học sinh. Những lí do này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của kiểm tra đánh giá. 0 10 20 30 40 50 60 70 3 2 1 GV HS