8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch và tích cực tổ chức áp dụng quy
Mục đích.
Như chương 2 tác giả luận văn đã phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn và công tác quản lí của BGH nhà trường trong nhiệm vụ này: kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chưa có kế hoạch và qui trình rõ ràng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính vì thế nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá và chưa vì sự tiến bộ không ngừng của người được kiểm tra đánh giá. Tác giả luận văn đề xuất biện pháp 2 nhằm:
- Giúp giáo viên Ngữ văn có kĩ năng xây dựng kế hoạch và có một qui trình kiểm tra đánh giá mới và áp dụng hiệu quả trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
- Giúp BGH các trường THCS quận Hải An quản lí dễ dàng và hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.
Nội dung thực hiện
Công tác kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tại các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng sẽ đạt hiệu quả và đảm bảo chất lượng nếu tuân thủ theo một quy trình khoa học như sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá. - Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá.
- Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nguyên tắc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Công tác kiểm tra đánh giá nói chung và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng cung cấp thông tin về sản phẩm đào tạo, cho biết quá trình
đào tạo có đạt được mục tiêu hay không và cung cấp những thông tin hữu ích khác về quá trình này giúp các nhà quản lý có các điều chỉnh thích hợp nhằm đạt chất lượng đào tạo. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ đảm bảo chất lượng khi nó tuân thủ một quy trình thật sự khoa học. Việc quản lý và thực hiện kiểm tra đánh giá sẽ dễ dàng, chặt chẽ và hiệu quả.
Theo Lê Đức Ngọc (2001) quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập phải được xây dựng trên cơ sở 5 nguyên tắc:
1. Đánh giá là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của mục tiêu đã được đề ra.
2. Quy trình và công cụ đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh giá. 3. Để đánh giá cần phải có nhiều công cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.
4. Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để thực hiện cho đúng
5. Đánh giá chỉ là phương tiện để đi đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích.
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
Mục đích sẽ giúp cho Ban giám hiệu, Tổ trưởng các tổ chuyên môn và giáo viên cũng như học sinh có được kế hoạch tổng thể và cụ thể cho hoạt động kiểm tra đánh giá cả năm học. Trên cơ sở đó việc tổ chức hoạt động sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
Để giúp cho BGH, GV và HS thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả, trước tiên các kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từ tổng thể đến kế hoạch chi tiết: Kế hoạch tổ chức khảo sát - Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi - Kế hoạch tổ chức thực hiện - Kế hoạch chấm, trả - Kế hoạch xử lý kết quả thi - Kế hoạch kiểm tra giám sát.
Trên cơ sở phân phối chương trình của môn Ngữ văn, tổ trưởng và các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các khối lớp với các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên, Ban Giám hiệu kiểm tra và phê duyệt kế hoạch đồng thời qui định thời gian giáo viên nộp đề kiểm tra về Hội đồng khoa
học cấp trường, có sổ giao nhận đề làm căn cứ đánh giá thi đua giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá. Với các bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra miệng, giáo viên tự xây dựng kế hoạch, BGH kiểm tra tư vấn và phê duyệt. Giáo viên có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra đánh giá này.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra được dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Chương trình học của môn Ngữ văn, chương trình chuẩn hay chương trình nâng cao, đối tượng học sinh của lớp học đó, số lần kiểm tra tối thiểu và chỉ tiêu chất lượng văn hoá của môn học đó. Về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá bao gồm :
- Xác định mục tiêu cần đạt của môn Ngữ văn ứng với từng đơn vị nội dung được dạy học trong một đơn vị thời gian.
- Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho môn học ứng với các đơn vị thời gian. - Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.
Dưới đây là kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể của một lớp 6
Bảng 3.1. Kế hoạch kiểm tra đánh giá
Môn học: Ngữ văn Khối 6 Lớp 6D1 trường THCS Đằng Hải Thời gian thực hiện Mục tiêu kiểm tra Hình thức KT ĐG Điều chỉnh đối tượng Tuần 5 tiết 17,18 Viết bài Tập làm
văn số 1 về văn tự sự Kiểm tra 90 phút; trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
Tuần 7 tiết 28 Kiểm tra Văn, các hiểu biết về
Kiểm tra 45 phút trắc nghiệm kết
- Giáo viên - Học sinh
một số văn bản tự sự trong văn học dân gian từ tuần 1 đến tuần 7 hợp với tự luận Tuần 10 tiết 37, 38 Viết bài tập làm văn số 2 về văn tự sự Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
Tuần 12 tiết 45 Kiểm tra Tiếng Việt về từ loại và cụm từ Kiểm tra 45 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh Tuần 13 tiết 49,50 Viết bài Tập làm văn số 3 về văn tự sự kể chuyên đời thường Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh Tuần 18 tiết 67, 68 Kiểm tra học kì I các kiến thức tổng hợp về Văn Tập làm văn và Tiếng Việt Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
Tuần 24 Viết bài Tập làm văn tả cảnh ở nhà
Dung lượng bài viết tương ứng với bài viết 90 phút. Hình thức tự luận
- Giáo viên - Học sinh
Tuần 27 tiết 101 Kiểm tra Văn, các văn bản văn học hiện đại được học từ tuần Kiểm tra 45 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
20 đến tuần 27 Tuần 29 tiết 109, 110 Viết bài Tập làm văn tả người Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
Tuần 31 tiết 117 Kiểm tra Tiếng Việt về các thành phần câu và kiểu câu Kiểm tra 45 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh Tuần 33 tiết 125, 126 Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh Tuần 36 tiết 137, 138 Kiểm tra tổng hợ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Kiểm tra 90 phút trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Giáo viên - Học sinh
Căn cứ vào bản kế hoạch này, từ Ban Giám hiệu đến giáo viên hay học sinh đều biết trước được thời gian kiểm tra để chuẩn bị những nội dung cần triển khai. Với Ban Giám hiệu là công tác kiểm tra, với giáo viên là việc chuẩn bị và thực hiện đầy đủ qui trình kiểm tra đánh giá còn học sinh có kế hoạch học tập hợp lí để đáp ứng yêu cầu và mục đích kiểm tra đánh giá. Phần điều chỉnh đối tượng căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên sẽ rút kinh nghiệm cho mình trong cách dạy, học sinh sẽ phát hiện những điểm mạnh yếu của mình để có hướng học tập tốt hơn. Làm được như vậy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn đã vì sự tiến bộ không ngừng của người được kiểm tra.
3.2.2.2. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
Chất lượng là sự tuân theo các chuẩn đề ra và đạt được các mục tiêu đề ra. Để kiểm tra đánh giá có chất lượng nhất thiết phải có mục tiêu kiểm tra đánh giá và chuẩn kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được
tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước tiến hành chặt chẽ, thống nhất để đạt mục tiêu đề ra. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều có tiêu chí đánh giá, khi đạt được tiêu chí của bước đó mới được chuyển sang bước tiếp theo. Do vậy, việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.
Qua quá trình học tập về khoa học quản lí và thời gian giảng dạy, quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tác giả luận văn để xuất qui trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn gồm 10 bước như sau:
Bước 1. Xác định mục đích đánh giá
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá
Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thứuc phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
Bước 4. Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thứuc của nội dung đó.
Bước 5. Sau khí có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã qui định trong ma trận nội dung- bậc nhận thức. Bước 6. Phân tích đề
Bước 7. In ấn đề, chuẩn bị tâm thế các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra
Bước 8. Chấm bài
Bước 9. Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém….)
Bước 10. Trả bài và nhận xét.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng
lớn đến toàn bộ quá trình dạy học. Như chương 2 đã trình bày phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá tại nhà trường hiện nay vẫn đơn giản, chưa kết hợp hiệu quả các hình thức đánh giá, chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận và chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành, điều này khó thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường. Dưới đây là các công tác mà nhà trường cần đổi mới để đảm bảo phương pháp kiểm tra phù hợp và hiệu quả.
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá
Môn Ngữ văn có các kì kiểm tra đánh giá dưới dạng viết là kiểm tra 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kì với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kì kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kì kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?
Cho học sinh (và phụ huynh):
+ Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ không ngừng.
+ Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ( hay thụt lùi) của bản thân.
+ Kiểm tra đánh giá phải giúp học sinh rút được kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học của bản thân.
Cho giáo viên:
+ Theo dõi được sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ.
+ Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân (phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học)
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra đánh giá để tổ chức lần sau tốt hơn. Cho nhà quản lí:
+ Giám sát quá trình dạy học của thầy- trò.
Bước 2 : Xác định hình thức kiểm tra đánh giá
Môn Ngữ văn gồm 3 phân môn: Tiếng Việt, Văn và Tập làm văn. Phân môn Tiếng Việt cung cấp vốn từ ngữ và kiến thức ngữ pháp cho học sinh. Phân môn Văn cung cấp các văn bản theo từng thể loại làm giàu thêm hiểu biết về văn học cho học sinh. Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết văn bản. Cả ba phân môn được tích hợp lại gọi là môn Ngữ văn. Môn học này rèn cho học sinh 4 kĩ năng nghe- nói- đọc- viết.
Với đặc trưng riêng của môn Ngữ văn, nếu chỉ thiên về xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa hẳn đã đáp ứng được yêu cầu về tính đa dạng, toàn diện, vì các trắc nghiệm khách quan khó có thể đo đếm được các năng lực tương đối phức tạp (có diễn biến, có quá trình tư duy) như nghe, nói, đọc, viết, liên tưởng, tưởng tượng…và đặc biệt là thái độ của học sinh khi học tập các nội dung giàu chất nhân văn của môn học.
Với môn Ngữ văn thì hình thức pù hợp nhất là kết hợp trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận với tỉ lệ 2/8 (2 điểm trắc nghiệm khách quan, 8 điểm trắc nghiệm tự luận)
Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp cho học sinh thể hiện được năng lực của mình.
Sau khi lựa chọn và áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá cần kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của học sinh
Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
1/ Liệt kê những nội dung cần đánh giá.
2/ Xác định bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó với tỉ lệ giữa các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích của kì kiểm tra.
Thí dụ bài kiểm tra 15 phút thường được tiến hành sau 1,2 bài học. Mục đích của bài kiểm tra 15 phút thường là để tạo động lực, khuyến khích học sinh, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá bản thân, rút kinh nghiệm để những bài sau học tốt hơn. Giáo viên qua đó cũng theo dõi được sự tiến bộ của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân. Với mục đích như vậy, tỉ lệ các bậc nhận thức (tuỳ theo đối tượng) có thể là 6-4-0 (cho các bậc nhận thức 1,2,3) hoặc 5-5-0 hoặc 4-6-0 cho các lớp học sinh có trình độ cao hơn.
Bảng 3.2. Bậc nhận thức ứng với mục tiêu và nội dung kiểm tra
Mục tiêu
Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Nội dung 1 3 2 0 5
Nội dung 2 3 2 0 5
Tổng 6 4 0 10
Ma trận như trên cho phép quản lí các nội dung cần kiểm tra, bậc nhận thức ứng với các nội dung cần kiểm tra và tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp với mục đích kiểm tra. Lưu ý: Các con số trong ma trận chỉ số mục tiêu ở các bậc tương ứng với các nội dung 1,2. Số câu hỏi có thể trùng với mục tiêu hoặc không. Thí dụ 3 mục tiêu bậc 1 của nội dung 1 được 3 điểm, có thể kiểm tra bằng 6 câu trắc nghiệm khách quan mỗi câu 0,5 điểm; 2 mục tiêu bậc 2 của nội