Kiểm trađánh giá môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Kiểm trađánh giá môn Ngữ văn

Nếu như ở chương trình và sách giáo khoa Văn- Tiếng Việt cũ, việc chú trọng cung cấp kiến thức ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn dẫn đến cách đánh giá coi trọng ghi nhớ và tái hiện những kiến thức lí thuyết hàn lâm sách vở, xa rời thực tiễn cuộc sống, không chú ý đến việc đánh giá các năng lực của cá nhân người học, thì việc tổ chức dạy học tích hợp ở chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới có thể:

- Góp phần giải quyết được mâu thuẫn giữa thời lượng có hạn với nội dung học tập phong phú.

- Giúp quá trình học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa qua sự chú ý tới những nội dung mang tính hành dụng cao.

- Phát triển các năng lực hành động, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực huy động toàn diện những kiến thức, kĩ năng được học để giải quyết có hiệu quả những tình huống thiết thực đặt ra trong cuộc sống.

Thí dụ: Khi kiểm tra năng lực đọc- hiểu, cảm thụ văn bản văn học phải xem xét tới việc vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên môn khác trong những tình huống thiết thực gần gũi với đời sống hàng ngày( Tiếng Việt, Lí luận, Văn học sử, những hiểu biết về cuộc sống, về lịch sử, xã hội…) của người học. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của môn học, việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh xưa nay rất khó đảm bảo được cả 2 yêu cầu của đo lường là định tính và định lượng, nhất là trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn luôn có khó khăn khi xem xét những yêu cầu về độ khách quan, tính chính xác. Kết quả đánh giá khó có thể đo đếm theo một biểu điểm chặt chẽ, bỏ qua sự tôn trọng cảm quan cá nhân hay áp đặt độc đoán những cách hiểu, cách nghĩ của cá nhân học sinh. Để đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thực sự có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ trong học tập và lòng yêu thích môn học của học sinh, cần lưu tâm đến cách ra đề, cách làm đáp án, biểu điểm sao cho có thể đo lường được chính xác, tránh cảm tính các năng lực cũng như những kiến thức kĩ năng của học sinh.

Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường THCS là một điều cần thiết. Về mặt lí thuyết, khi mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ở cấp học này đã thay đổi thì không thể không thay đổi cách kiểm tra đánh giá. Về mặt thực tiễn, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh có sức mạnh hết sức to lớn trong việc điều chỉnh, uốn nắn cách dạy, cách học môn học trong nhà trường. Những đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cấp THCS hiện nay có những mục đích:

- Thu thập kịp thời, chính xác những thông tin về mức độ đã hoặc chưa đạt yêu cầu trên các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh theo mục tiêu và chuẩn môn Ngữ văn.

- Xác định khách quan, chính xác mức độ năng lực học tập môn Ngữ văn của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo mục tiêu môn học và mặt bằng chất lượng chung của học sinh khi học tập môn học.

- Tìm đúng những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Thí dụ như tìm đúng những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của học sinh như: mục tiêu môn học, nội dung chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn; phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và điều kiện dạy học môn Ngữ văn; cách quản lí của nhà trường và các cơ quan quản lí giáo dục.

- Đưa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy học môn học tiếp theo trên cơ sở đề xuất cách khắc phục những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của học sinh, có thể điều chỉnh nếu thấy cần thiết trên các phương diện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, cách quản lí của nhà trường và các cơ quan quản lí giáo dục. Thí dụ như cải thiện việc dạy, học và các hoạt động giáo dục liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc dạy học, có giải pháp giáo dục và dạy học môn học phù hợp với đối tượng học sinh hay đặc điểm vùng miền, hỗ trợ các học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tìm kiếm các biện pháp tăng cường việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn đời sống…

- Nhận định và thông báo về thành tích học tập môn Ngữ văn của học sinh tới mọi người. Thí dụ như giúp học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà quản lí…biết kết quả học tập môn học, xác định định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch bổ trợ, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Như vậy, mục đích đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước hết là tập trung vào việc đánh giá các năng lực Ngữ văn của học sinh, gồm:

+ Năng lực nắm vững những hiểu biết về các văn bản( giá trị nội dung, nghệ thuật và các vấn đề có liên quan đến các văn bản hư cấu và văn bản không hư cấu) Tiếng Việt, Làm văn được học trong chương trình.

+ Năng lực vận dụng những hiểu biết trên vào tiếp nhận và giải mã( nghe- hiểu, đọc- hiểu, cảm nhận) các văn bản.

+ Năng lực vận dụng những hiểu biết trên vào tạo lập văn bản( nói, viết) theo những yêu cầu cụ thể khác nhau

Thứ hai là sự quan tâm đồng đều tới tất cả các tính chất của đánh giá như xác nhận kết quả, thông báo kết quả và đặc biệt là sự quan tâm hơn tới việc phân tích xử lí kết quả để tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn ở các giai đoạn tiếp theo. Những quyết định này được đưa ra trên cơ sở phân tích và đề xuất cách tăng cường hay hạn chế, khắc phục những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng.

Thứ ba là sự lưu tâm tới tính toàn diện, chính xác và khách quan trong đánh giá kết quả học tập nhằm tăng cường hiệu lực của đánh giá, những khâu còn yếu trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở nhà trường hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy rằng các mục đích trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể quá coi trọng mục đích này mà bỏ qua mục đích khác. Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi thực hiện được tất cả các mục đích trên.

Hiện nay kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS đang sử dụng các hình thức kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra thường xuyên gồm: kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút; được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn học tập, không cần ôn tập và không thông báo trước. Những bài kiểm tra thường xuyên được nhân theo hệ số 1 khi tính điểm trung bình môn học. Bài kiểm tra 15 phút có thể sử dụng hình thức là 01 câu trắc nghiệm tự luận ngắn, hoặc có thể là một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ Kiểm tra định kì gồm:kiểm tra 45 phút, 90 phút; được tiến hành vào cuối một giai đoạn học tập ngắn, vào một thời điểm định trước có tính chất thống nhất cho tất cả những học sinh cùng theo một chương trình học tập. Những bài kiểm tra từ 45 phút trở lên được nhân theo hệ số 2 khi tính điểm trung

bình môn học. Với bài kiểm tra định kì kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

+ Kiểm tra học kì: được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững các kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong một học kì. Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của học sinh sau một học kì, có ôn luyên, luyện tập trước khi kiểm tra. Đề có sự phối hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận, các câu hỏi, bài tập nhằm vào nhiều phần khác nhau trong các nội dung học tập trong học kì. Bài kiểm tra học kì được nhân theo hệ số 3 khi tính điểm trung bình môn học.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vai trò, chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá kết quả học tập đồng thời nghiên cứu những nội dung quản lí công tác kiểm tra đánh giá. Luận văn cũng nghiên cứu những yêu cầu dạy- học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của chương 1 sẽ được sử dụng làm cơ sở để:

Phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá và quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng. Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN CÁC

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)