8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Các hình thức kiểm trađánh giá
Việc dạy và học đã xuất hiện trong lịch sử loài người hàng nghìn năm trước đây, và để tuyển dụng người tài, giỏi người ta phải tạo ra các hình thức thi, kiểm tra để so sánh các thí sinh với nhau.Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau trong đó hình thức phổ biến nhất hiện nay là: Vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan và kiểm tra hỗn hợp.
1.3.5.1. Kiểm tra vấn đáp
Kiểm tra vấn đáp là phương thức đánh giá rất phổ biến trong dạy học. Trong qua trình dạy học, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ngắn và trực tiếp để học sinh trả lời (học sinh có thể đạt được chuẩn bị trước hoặc không được chuẩn bị trước câu hỏi ). Căn cứ vào câu trả lời, giáo viên sẽ biết được mức độ hiểu bài, nắm được kiến thức của học sinh mình.
Điểm mạnh của hình thức kiểm tra vấn đáp
* Linh hoạt, cơ động nên có thể dùng để đánh giá kiến thức đã được học và những kiến thức mới học của học sinh
* Thông qua hình thức vấn đáp, giáo viên có điều kiện trao đổi trực tiếp với từng học sinh, kích thích tư duy của họ từ đó có sự chẩn đoán chính xác hơn đối với từng đối tượng người học.
* Hình thức này có thể tiến hành trong và ngoài lớp học, dùng để đánh giá học sinh trước, trong và cuối khóa học ...
Hạn chế của kiểm tra vấn đáp
* Phương pháp đánh giá này mang tính chất chủ quan của giáo viên bởi cách đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá tức thời.
* Không thể đặt cùng một câu hỏi cho các học sinh khác nhau nên khó so sánh giữa các học sinh với nhau.
* Thời gian kiểm tra kéo dài (tốn thời gian) nhất là đối với lớp học có số học sinh đông.
* Kết quả kiểm tra chưa thực sự chính xác đối với các học sinh ngại nói, ngại tiếp xúc trước giáo viên.
1.3.5.2. Kiểm tra viết
Hình thức kiểm tra viết là hình thức kiểm tra đánh giá khá phổ biến là lâu dài từ xưa đến nay. Hình thức này có thể sử dụng đồng thời cho nhiều học sinh trong cùng một thời điểm. Kiểm tra viết thường dùng để đánh giá chất lượng đầu vào, trong quá trình học tập và đầu ra của học sinh. Phương pháp kiểm tra viết chia thành hai loại là trắc nghiệm tự luận (thường gọi là tự luận) và trắc nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm). Ở nước ta, phương pháp tự luận thường được sử dụng phổ biến hơn phương pháp trắc nghiệm. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục hiện nay thì việc nghiên cứu đưa vào sử dụng rộng rãi phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng đang là vấn để được quan tâm.
- Trắc nghiệm tự luận: Là dạng bài thi, kiểm tra trong đó học sinh được tự viết câu hỏi ra giấy bằng việc kết hợp giữa các năng lực cảm thụ của bản thân với giáo trình, sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo ... Dựa vào các câu hỏi trả lời của học sinh trên bài thi, kiểm tra, giáo viên cho điểm hoặc xác định các mức độ kết quả bài thi dưới hai dạng như sau:
+ Dạng thứ nhất bao gồm các câu hỏi mở, trong đó học sinh được quyền tự do diễn đạt ý tưởng và kiến thức của mình.
+ Dạng thứ hai là bài kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận giới hạn về phạm vi kiến thức. Đó thường là các câu hỏi cụ thể, chi tiết mà người ra đề có thể khoanh vùng được câu trả lời của học sinh.
Điểm mạnh của trắc nghiệm tự luận
* Đo lường được các mục tiêu đã xác định trước. mất ít thời gian và dễ dàng trong khâu chuẩn bị
* Đánh giá được thái độ, kiến thức của học sinh
* Tạo cơ hội cho học sinh phát huy hết khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo và bày tỏ được cảm xúc của bản thân.
* Có khả năng đo lường tốt ở mức độ hiểu, tổng hợp, đánh giá Hạn chế của trắc nghiệm tự luận.
* Khó đánh giá được toàn diện mức độ nắm kiến thức của học sinh mà chỉ có thể tập trung vào một số phần chính. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng học sinh học tủ, học đối phó.
* Tốn nhiều thời gian trong khâu chấm bài.
* Bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan từ phía người chấm nên khó đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. Do đó đòi hỏi rất cao ở kỹ năng của người chấm bài.
- Trắc nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm): Là hình thức kiểm tra sử dụng bài trắc nghiệm khách quan làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu đã định trước. Bài trắc nghiệm khách quan thường là bài kiểm tra gồm nhiều câu hỏi và thông thường gồm 4 phương án trả lời.
Trắc nghiệm thường được chia thành hai loại:
+ Trắc nghiệm năng lực: Là các trắc nghiệm do năng lực nhận thức của cá nhân như trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm năng khiếu ...
+ Trắc nghiệm thành quả học tập: Là trắc nghiệm đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ của người học trong học tập.
Điểm mạnh của trắc nghiệm khách quan
* Đề thi, kiểm tra có thể bao quát hết kiến thức trong toàn bộ chương trình môn học. Từ đó có thể thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học.
* Người soạn thảo bài thi trắc nghiệm có quyền tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt câu hỏi.
* Đảm bảo tính khách quan hơn trong khâu chấm bài bởi ít bị phụ thuộc vào trạng thái chủ quan của người chấm.
* Với việc áp dụng kỹ thuật trong khâu chấm bài sẽ đánh giá được số lượng lớn sinh viên với tốc độ nhanh và chính xác.
Hạn chế của trắc nghiệm khách quan.
* Trắc nghiệm khách quan sự đoán mò của thí sinh
* Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của học sinh, đặc biệt là đối với những tri thức đòi hỏi mang tính sáng tạo và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
* Đội ngũ soạn thảo bài kiểm tra trắc nghiệm đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, do vậy tốn kém thời gian và kinh phí trong xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm.
Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan
+ Câu hỏi lựa chọn: Là loại câu hỏi trong đó có phần gốc và phần trả lời là các phương án cho sẵn, trong đó có một phương án đúng theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác dụng gây nhiễu. Trong một câu hỏi lựa chọn, tốt nhất có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn.
+ Câu hỏi đúng – sai: Là loại câu khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Học sinh phải đọc kỹ và suy nghĩ sau đó nhận định lời khẳng định hay phủ định là đúng hay sai.
+ Câu hỏi ghép đôi: là câu hỏi có hai phần: phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở bên trái, là các câu mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa ...Phần trả lời ở bên phải cũng bao gồm các câu, các mệnh đề .... mà nếu được ghép đúng vào mệnh đề dẫn bên trái sẽ trở thành một phương án đúng,
một ý hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của học sinh là ghép mệnh đề có trong câu trả lời vào mệnh đề tương ứng trong phần dẫn. Để tăng độ khó của câu trắc nghiệm, số câu phần trả lời thường nhiều hơn số câu phần dẫn.
+ Câu hỏi điền khuyết: là loại câu hỏi trong đó có một câu hay một đoạn văn có nhiều chỗ trống, nhiệm vụ của sinh viên là phải bổ sung một từ, một cụm từ, số liệu hay ký hiệu còn thiếu để hoàn thành câu hay đoạn văn đó.
+ Câu trả lời ngắn gọn: là câu hỏi trong đó các câu trả lời mang tính xác định cao, thường trả lời bằng nội dung rất ngắn. Người trả lời có thể ghi nhanh kết quả ra giấy hoặc trên máy tính.
Khi nào nên lựa chọn sử dụng trắc nghiệm hay luận đề:
Xét đến những ưu khuyết điểm của trắc nghiệm và luận đề, ta thấy rằng cả hai đều là những phương tiện khảo sát kết quả học tập hữu hiệu và đều rất cần thiết, miễn là ta phải nắm vững phương thức soạn thảo và công dụng của mỗi loại. Theo ý kiến của các chuyên gia về trắc nghiệm, ta nên sử dụng luận đề để khảo sát kết quả học tập trong những trường hợp sau đây:
* Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề kiểm tra chỉ được sử dụng một lần (không dùng lại nữa)
* Khi thầy giáo cố gắng tìm mọi cách có thể được để khuyến khích và tưởng thưởng khi sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết
* Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát kết quả học tập
* Khi thầy giáo tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn là khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt. * Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm bài.
Mặt khác ta nên sử dụng trắc nghiệm trong những trường hợp sau: * Khi ta cần khảo sát kết quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát ấy có thể sử dụng lại vào một lúc khác.
* Khi muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài
* Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử.
* Khi có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.
* Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, hoc vẹt và gian lận trong thi cử
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận là hai phương tiện dùng để khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết. Chúng ta không thể loại trừ hay quá thiên vào một trong hai phương pháp trên mà nên kết hợp chúng trong từng trường hợp cụ thể để nhằm đạt đến các mục tiêu giảng dạy.
Cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều có thể sử dụng để: * Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được.
* Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý. * Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán.
* Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới.
* Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.
* Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.