8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Hình thức kiểm trađánh giá chưa phù hợp
Do đặc thù riêng, môn Ngữ văn là môn học mà tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh được bộc lộ rõ nét và việc đánh giá năng lực Ngữ văn
của học sinh là cả một quá trình không dễ đo đếm được. Các hình thức kiểm tra đánh giá là:
+ Vận dụng quan sát trong đánh giá. + Vấn đáp trong đánh giá..
+ Vận dụng phỏng vấn trong đánh giá. + Vận dụng kiểm tra viết trong đánh giá. + Kiểm tra tự luận
+ Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
+ Kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
Tuy nhiên thực tế các nhà trường thường chỉ sử dụng hình thức vấn đáp và vận dụng kiểm tra viết trong đó kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận là chủ yếu.
Với câu hỏi điều tra giáo viên, học sinh về thực trạng sự phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá môn Ngữ văn đang sử dụng tại các trường THCS quận Hải An hiện nay; kết quả điều tra đã xác định:
+ Ý kiến của học sinh:
- Ý kiến đánh giá các hình thức kiểm tra đánh giá đang được thực hiện tại nhà trường là phù hợp: 136/3878= 35.01%.
- Ý kiến đánh giá các hình thức kiểm tra đánh giá đang được thực hiện tại nhà trường là chưa phù hợp:3742/3878= 64.99%.
+ Ý kiến của giáo viên:
- Ý kiến đánh giá các hình thức kiểm tra đánh giá đang được thực hiện tại nhà trường là phù hợp:32/58=55.5%.
- Ý kiến đánh giá các hình thức kiểm tra đánh giá đang được thực hiện tại nhà trường là chưa phù hợp: 26/58= 44.5%
Biểu đồ 2.2. Áp dụng các hình thức kiểm tra phù hợp, đa dạng và hiệu quả
3. Rất phù hợp 2. Phù hợp 1. Không phù hợp
Có một tỉ lệ không nhỏ giáo viên và học sinh cho rằng hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn được sử dụng trong các nhà trường hiện nay là chưa phù hợp bởi lí do: tỉ lệ trắc nghiệm kết hợp với tự luận chưa hợp lí (5/5; 6/4). Trắc nghiệm khách quan phục vụ được nhiều mục đích khác nhau trong môn Ngữ văn nhưng phù hợp nhất với việc đánh giá khả năng nắm vững kiến thức, kĩ năng ở mức độ nhớ, thông hiểu, vận dụng. Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn sẽ đem lại nhiều ưu thế như phạm vi kiến thức, kĩ năng được kiểm tra toàn diện hơn, có thể chấm nhanh, chính xác năng lực học tập môn Ngữ văn của học sinh, có thể chia nhỏ và đánh giá được kết quả học tập và khả năng chuyên biệt của những kiến thức, kĩ năng chung. Tuy nhiên đối với môn Ngữ văn, hình thức kiểm tra này có nhược điểm là không đánh giá được năng lực diễn đạt, quá trình tư duy, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực cảm thụ của học sinh.
Bên cạnh đó cũng phải nói đến một số giáo viên kiểm tra thường xuyên rất đơn điệu, họ yêu cầu học sinh học thuộc lòng rất nhiều thông tin, điều đó đã dẫn đễn tình trạng học sinh sợ khi bị kiểm tra. Một yếu tố nữa mà rất nhiều giáo viên cho rằng không phù hợp đó là quy định về số con điểm tối thiểu còn hạn chế, chưa phù hợp với đặc thù của môn học. Đặc biệt là số điểm kiểm tra
0 10 20 30 40 50 60 70 3 2 1 GV HS
thường xuyên còn ít, điều đó đã dẫn đến việc học sinh học chống đối, mỗi khi có điểm miệng là học sinh không học nữa. Với câu hỏi này cũng có sự khác nhau giữa học sinh các lớp học nâng cao và số học sinh học chương trình chuẩn, số học sinh học chương trình nâng cao thì thích tỉ lệ trắc nghiệm khách quan ít hơn số câu trắc nghiệm tự luận trong khi đó số học sinh học chương trình chuẩn thì ngược lại.
Một lí do nữa mà sự tán thành cũng không cao đối với cả giáo viên và học sinh đó là mức độ khó của đề kiểm tra cũng chưa được thống nhất nếu như lấy trọn vẹn đề của một giáo viên để tiến hành kiểm tra, điều này dễ lí giải bởi lẽ trình độ và khả năng ra đề của các giáo viên cũng khác nhau.
Tóm lại để có được một đề kiểm tra phù hợp đòi hỏi người soạn đề phải nắm được quy trình soạn đề và phải thiết lập được ma trận cho đề kiểm tra đó vừa phù hợp cho các đối tượng và phải đánh giá chính xác khả năng của người được kiểm tra.
2.2.3. Một số giáo viên và học sinh chưa nắm rõ mục tiêu môn học và mục đích kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn