Cơ sở và nguyên tắc kiểm trađánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 25 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Cơ sở và nguyên tắc kiểm trađánh giá

1.3.3.1. Cơ sở kiểm tra đánh giá

Cơ sở quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá trong giáo dục chính là mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục chính là sự lượng hoá của mục đích giáo dục tại những thời điểm nhất định, cho phép có thể kiểm soát được các bước đi và kết quả thực tế của nó trong lộ trình đi tới mục đích. Mục tiêu trong giáo dục chính là sự cụ thể hoá yêu cầu cần đạt tới của quá trình giáo dục, là kim chỉ nam hành động của giáo viên cũng như học sinh, cho họ thấy đích cần đạt tới cũng như vị trí của họ trên đường tới đích ngắm đó. Mục tiêu làm cơ sở cho việc hoạch định nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá ... đồng thời chỉ ra cho học sinh biết điều họ cần học để có thể tự tổ chức việc học tập cũng như có thể tự kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong cả quá trình học tập.

Tại hội nghị của hội tâm lý học Mỹ năm 1948, BS Bloom đã chủ trì xây dựng một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục bao gồm ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục là nhận thức (cognitive domain), hoạt động (psychomator domain), và cảm xúc, thái độ (affective domain). Tuy nhiên sự phân chia này không hoàn toàn tách biệt mà chỉ mang tính tương đối.

- Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán. Ngày nay, chúng ta thường chia mục tiêu của quá trình đào tạo theo BS Bloom với 6 cấp độ tư duy từ thấp đến cao như sau : Nhớ - Hiểu - Áp dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá. Công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan.

- Lĩnh vực hành động liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp của các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp. Phép phân loại phổ biến sau là của A.J Harrow đó là.

+ Các hoạt động phản xạ

+ Các hoạt động tự nhiên hoặc cơ bản + Các năng khiếu về tri giác

+ Các năng khiếu về thể lực + Sự khéo léo về vận động + Khả năng diễn đạt

- Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm. A.J Harrow đã chia lĩnh vực cảm xúc thành : + Tiếp nhận. + Đáp lại. + Phát huy + Sắp xếp tổ chức các giá trị. + Trở thành tính cách.

Để có thể làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá thì các mục tiêu giáo dục phải được lượng hoá một cách đầy đủ, chi tiết, nghĩa là có thể đo đếm, thống kê được. Chỉ như vậy việc kiểm tra đánh giá mới khả thi, và có thể phản ánh được đầy đủ các mặt của quá trình giáo dục.

Xét về cấu trúc hệ thống, mục tiêu giáo dục bao gồm: + Mục tiêu chương trình

+ Mục tiêu môn học + Mục tiêu bài học

Để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên phải thực sự hiểu được nội hàm của các mục tiêu trên trong quá trình dạy học.

1.3.3.2. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá

Để đảm bảo chất lượng của kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng, quy trình kiểm tra đánh giá phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:

- Tính quy chuẩn

Kiểm tra đánh giá, dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy và học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho người được đánh giá phát triển được. Vì vậy, cần tuân theo những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn này được ghi rõ trong văn bản quy định hoạt động kiểm tra đánh giá phải được công khai đối với người được đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá phải được xác định rõ về mặt nội dung cũng như cách thức, thời điểm thực hiện, chỉ có vậy mới tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình kiểm tra đánh giávà kết quả mới đảm bảo tính ổn định “nội tại của nó”. Việc kiểm tra đánh giá phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Mục tiêu kiểm tra đánh giá? - Nội dung kiểm tra đánh giá?

- Kiểm tra đánh giá bằng phương pháp nào, phương tiện nào ? - Ai kiểm tra đánh giá?

- Thời điểm kiểm tra đánh giá? - Địa điểm kiểm tra đánh giá?

- Quyền lợi và trách nhiệm của người được kiểm tra đánh giá? - Tính pháp lý của việc kiểm tra đánh giá?

- Tính khách quan

Tính khách quan là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết của quá trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, bởi lẽ chỉ khi đảm bảo được yêu cầu này thì kết quả kiểm tra đánh giá mới có độ tin cậy cần thiết, mới phản ánh đúng những gì muốn đo, muốn đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá khách quan có tác dụng kích thích động cơ và tính tích cực học tập của người học. Ngược lại, sự đánh giá thiếu khách quan sẽ dễ nảy sinh các tác động xấu, tiêu cực đến tâm lý và hoạt động của người học, làm giảm hiệu quả đích thực của việc học. Tính khách quan của kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người đánh giá, phụ thuộc vào tính quy chuẩn của việc đánh giá và phụ thuộc vào quan điểm, phương pháp và phương tiện đánh giá. Việc vi phạm tính khách quan trong kiểm tra đánh giá do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, trong đó lí do chủ quan cần được hạn chế một cách triệt để. Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá không những là yêu cầu tự thân của quá trình kiểm tra đánh giá mà còn góp phần tạo nên các yếu tố tâm lý tích cực đối với đối tượng được đánh giá, qua đó thúc đẩy việc phát huy sức sáng tạo của họ.

- Tính toàn diện

Tính toàn diện ở đây được hiểu là đầy đủ các mặt, các khía cạnh về kiến thức, kỹ năng cần đạt được của quá trình giáo dục được quy định bởi mục tiêu giáo dục. Mỗi bài thi, kiểm tra đều có trọng tâm kiến thức nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu toàn diện trong kiểm tra đánh giá là cần thiết. Bởi chỉ có thực hiện việc đánh giá toàn diện mới cho chúng ta cái nhìn phiến diện làm giảm

hiệu quả của việc kiểm tra – đánh giá. Trong giáo dục, đánh giá toàn diện không chỉ xét về mặt số lượng mà còn xét về mặt chất lượng, không chỉ quan trọng về kiến thức mà còn xét đến kỹ năng, thái độ.

- Tính hệ thống

Quá trình kiểm tra đánh giá cần thực hiện theo kế hoạch, có hệ thống. Kiểm tra một cách có hệ thống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Ngoài ra, với lượng thông tin đầy đủ chúng ta sẽ có cơ sở chắc chắn để thực hiện việc điều chỉnh hoạt động giáo dục. Do vậy, chúng ta cần thực hiện kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ. Số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp đảm bảo cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

-Tính xác nhận và phát triển

Tính xác nhận là việc kiểm tra đánh giá phải khẳng định được hiện trạng của nội dung cần đánh giá so với mục tiêu đánh giá (về mặt định tính và định lượng) và nguyên nhân của hiện trạng đó, dựa trên những tư liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy nhiên, giáo dục có bản chất nhân đạo và phát triển nên việc kiểm tra đánh giá cũng phải mang tính nhân đạo và phát triển. Tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của đánh giá, giúp cho người học không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt được (chức năng xác nhận) mà còn có niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp tục phát triển hoặc khắc phục những điểm không phù hợp. Nói cách khác, kiểm tra đánh giá trong dạy học không đơn thuần là phán xét kết quả học tập của người học mà thực sự là một nội dung của hoạt động dạy học.

Theo Stuffebean và Guber [10], 5 nguyên tắc chung trong đánh giá kết quả học tập là:

1. Đánh giá là một quá trình tiến hành một cách có hệ thống để xác nhận phạm vi đạt được của các mục tiêu đã đạt đươc đề ra. Vì vậy điều tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì ?

2. Quy trình và công cụ đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh giá.

3. Để đánh giá cần phải có nhiều công cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.

4. Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. 5. Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó không

phải là mục đích.

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)