8. Cấu trúc của luận văn
2.2.7. Kiểm trađánh giá môn Ngữ văn chưa khích lệ động viên được ngườ
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng lại là khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Nó có vai trò giúp người học và người dạy điều chỉnh hoạt động dạy và học làm sao có hiệu quả hơn. Nhưng có thể thấy kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chưa khích lệ động viên được người học bởi hai nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân thứ nhất có thể kể đến là việc tổ chức chấm trả bài cho học sinh chưa chu đáo.Với câu hỏi giáo viên có tổ chức chữa bài kiểm tra cho học sinh chu đáo hay không; kết quả như sau: 9/58 = 16.37% giáo viên cho rằng rất chu đáo, 22/58= 37.94% giáo viên đánh giá chu đáo, 27/58=45.69% không chu đáo. Chấm một số giờ trả bài kiểm tra tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, chúng tôi thấy tỉ lệ giáo viên thành công với tiết trả bài là rất ít, họ lúng túng về phương pháp, bị động trong phân phối thời gian trong tiết trả bài. Giáo viên cho rằng tiết trả bài là rất khó, ngại lên lớp với tiết này, nếu không có người dự giờ, thường thì giáo viên bỏ qua, dạy bài mới. Cũng chưa có một tài liệu chính thống nào hướng dẫn lên lớp tiết trả bài cho giáo viên một cách kĩ lưỡng theo phân phối chương trình dẫn đến việc tiết trả bài cho học sinh không thống nhất được phương pháp.
Biểu đồ 2.6. Giáo viên thực hiện chấm, trả bài chu đáo
3. Rất chu đáo 2. Chu đáo 1. Không chu đáo
0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 GV HS
Kết quả điều tra học sinh: 126/3878= 3.25% học sinh đánh giá thầy cô chấm trả bài rất chu đáo, 827/3878= 21.32% học sinh cho rằng thầy cô chấm trả bài chu đáo và có 2925/3878= 75.43% học sinh bày tỏ ý kiến rằng thầy cô chấm, trả bài cho các em không chu đáo.
Vẫn còn những giáo viên và học sinh đánh giá việc chấm trả bài kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chưa chu đáo bởi một số nguyên nhân sau:Nhận thức của giáo viên và học sinh về công tác kiểm tra đánh giá chưa đầy đủ. Họ quan niệm rằng, kiểm tra đánh giá là để lấy điểm, khi đã có điểm rồi thì việc trả bài là không quan trọng. Trong quá trình chấm giáo viên thường không sử dụng hết mức điểm của thang điểm 10. Tình trạng chung là khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên thường chỉ cho một số mức điểm, phổ biến là điểm 5 và điểm 6, rất hiếm khi cho điểm 8 và càng hiếm khi cho điểm 9, điểm 10. Theo thống kê của chúng tôi qua 58 sổ điểm cá nhân của giáo viên Ngữ văn quận Hải An, kết quả học tập của học sinh chủ yếu đạt mức điểm 5 hoặc 6. Số học sinh đạt điểm tổng kết trung bình môn học từ 7,0 trở lên rất hiếm (khoảng 4% đến 10%), có lớp không có học sinh nào đạt 7,0. Những lời nhận xét (lời phê) cùng không được giáo viên chú ý đúng mức, hoặc bị giáo viên bỏ qua, hoặc được đưa ra một cách chung chung, chưa chỉ ra lỗi đã mắc của học sinh hay nêu ra nguyên nhân và cách sửa chữa những sai sót đó. Học sinh làm được cũng không được đánh giá và khen thưởng và ngược lại học sinh không làm được bài cũng không bị phê bình. Từ những nguyên nhân đó dẫn đến việc học sinh cũng không thích các tiết chữa và trả bài của giáo viên.
- Nguyên nhân thứ hai là kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chưa tạo động lực cho học sinh. Điều tra giáo viên và học sinh về tác dụng tạo động lực cho học sinh thông qua kết quả kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 787/3878= 2.03% số các em thấy kết quả kiểm tra đánh giá đã có tác dụng rất tốt trong việc tạo động lực cho học sinh học tập tốt môn Ngữ văn. 960/3878= 24.75% số học sinh cho rằng kiểm tra đánh giá tạo được động lực cho học sinh, còn 2131/3878= 73.22% số học sinh cho rằng kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn không tạo được động lực cho các em hứng thú học tập bộ môn này. Rõ ràng nhiều học sinh đều ngại kiểm tra và sợ bị kiểm tra, một phần vì nhận thức của các em, một phần vì phương pháp kiểm tra của giáo viên chưa hiệu quả.
Biểu đồ 2.7. Kiểm tra đánh giá tạo động lực cho học sinh.
3. Rất nhất trí 2. Nhất trí 1. Không nhất trí
Giáo viên có ý kiến như sau: 4/58= 8.12% nhận thấy kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn có tác dụng rất tốt tạo động lực cho các em trong học tập, 14/58=24.45% số giáo viên cho rằng kiểm tra đánh giá có tác dụng tạo động lực cho học sinh, còn 40/58= 67.43% số giáo viên thấy kiểm tra đánh giá không có tác dụng tạo động lực cho học sinh.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ mà toàn ngành giáo dục đang tích cực thực hiện. Yêu cầu cơ bản, một nhiệm vụ quan trọng chúng ta đang thực hiện đó là kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ không ngừng của người được kiểm tra. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh chưa nhận thức và thực hiện được yêu cầu này. Nhiều học sinh chưa được tạo động lực sau kiểm tra đánh giá. Khâu tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá môn Ngữ
0 10 20 30 40 50 60 70 80 3 2 1 GV HS
văn đối với giáo viên và học sinh cần phải được các nhà quản lí chỉ đạo tốt hơn nữa.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn tại các trường THCS quận Hải An
2.3.1. Những điều đã đạt được
Kế hoạch cho công tác kiểm tra đánh giá được chỉ đạo xuyên suốt từ Phòng Giáo dục đến 100% các trường. Hội đồng khoa học cấp quận và cấp trường phát huy hiệu quả hoạt động trong các kì kiểm tra đánh giá. Ngân hàng đềacaps quận, cấp trường có đầy đủ các môn được sắp xếp và mã hoá khoa học, có máy vi tính riêng cho bộ phận khảo thí đảm bảo bảo mật, khách quan. Khảo sát chất lượng cuối kì do Phòng Giáo dục trực tiếp chỉ đạo bằng đề kiểm tra của Hội đồng khoa học cấp quận, được sao in đến tận tay 100% học sinh toàn cấp. Kiểm tra 45 phút được nhà trường tiến hành đồng loạt một ngày với toàn khối bằng đề khai thác trong ngân hàng đề cấp trường, đề cũng được sao in đến tận tay học sinh. Nhiều trường tiến hành chia nhóm khảo sát bằng nhiều đề đảm bảo tính đối tượng. Việc tiến hành khảo sát thường xuyên, học sinh được chia nhóm và ngồi phòng thi theo học lực với đề riêng cho nhóm khá giỏi, nhóm TB, yếu. Sau mỗi đợt khảo sát học sinh nào ở nhóm 2 đạt điểm cao được chuyển sang nhóm 1 và ngược lại. Điểm được công khai trên phần mềm quản lí đến với từng phụ huynh. Việc làm này đã có tác dụng tích cực trong việc tạo động lực cho học sinh và giáo viên. Phòng Giáo dục đã chỉ đạo sát sao tới mức sau mỗi học kì biết được ở những lớp nhiều học sinh học lực yếu có mấy em đã đạt điểm trung bình và kịp thời động viên khích lệ nhà trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Chính vì chỉ đạo và thực hiện tốt công tcs kiểm tra đánh giá mà Hải An từ một đơn vị có chất lượng thấp nhất Thành phố, đến nay đã được Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng ghi nhận và đánh giá là đơn vị có chất lượng đứng tốp đầu thành phố.
Tuy nhiên, việc quản lý kiểm tra đánh giá tại trường còn tồn tại một số hạn chế:
2.3.2. Những điều còn hạn chế
2.3.2.1. Việc tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu, quy trình kiểm tra đánh giá
Để đảm bảo chất lượng của KT ĐG kết quả học tập, quy trình KT ĐG phải đáp ứng được các nguyên tắc về tính quy chuẩn, tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính xác nhận và phát triển. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu của KT- ĐG như: có mục tiêu, kế hoạch KT ĐG cụ thể, có quy trình KT ĐG phù hợp, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện KT ĐG.
Các hoạt động quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu trong kiểm tra đánh giá.
Việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, thống nhất. Đối với công tác KTĐG thì tiêu chí đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ kết qủa của đối tượng cần đánh giá. Nhưng sự hiểu về vấn đề này giữa giáo viên và học sinh rất khác nhau. Giáo viên cho rằng hiện nay nhà trường chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể và thống nhất do vậy mỗi giáo viên đánh giá, kiểm tra theo cách riêng của họ, điều này thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra miệng và bài kiểm tra 15 phút. Do vậy việc kiểm tra đánh giá chưa đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh và giúp học sinh, giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình.
Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm tra đánh giá. Do mục tiêu đánh giá chưa đầy đủ và thống nhất nên các tiêu chí đánh giá cũng rất đơn giản, chủ yếu là do giáo viên đưa ra. Như vậy, cùng dạy môn Ngữ văn của một khối, tiêu chí đánh giá của mỗi giáo viên đã khác nhau điều này đã làm giảm đi sự công bằng, chính xác trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường. Nhất là với đặc thù của môn Ngữ văn, giáo viên khi đánh giá còn mang tính chủ quan tương đối nhiều. Hơn nữa, hiện nay trong nhà trường có rất nhiều hoạt động ngoài hoạt động dạy và học ảnh hưởng đến tiến độ chương trình của môn học.
Chính vì lẽ đó mà việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá tại nhà trường gặp phải một số khó khăn nhất định như : Giáo viên chưa thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch kiểm tra đánh giá, chưa kết hợp các hình
thức kiểm tra- đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ một cách hiệu quả, do đó kết quả kiểm tra đánh giá chưa chính xác, không có động cơ và kích thích người học. Việc thực hiện sai tiến độ, thực hiện không đúng nhiệm vụ và trách nhiệm trong giờ chấm, trả bài cho học sinh vẫn diễn ra ở một số giáo viên. Vậy các cán bộ quản lí cần có những biện pháp quyết liệt để kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn được thực hiện đúng quy trình, được kiểm tra nghiêm túc để có điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
2.3.2.2. Bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá trong nhà trường nghiệp vụ chưa cao
Hội đồng khoa học cấp trường không phải tất cả đều có chuyên môn Ngữ văn vì vậy đề kiểm tra phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và ý thức của giáo viên ra đề. Phương pháp kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu phù hợp cho nên còn đơn giản. Đề kiểm tra chưa được kiểm định kĩ lưỡng về tính khoa học nên chất lượng chưa cao. Đội ngũ BGH và tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn chưa có chuyên môn sâu về quản lý giáo dục và quản lý kiểm tra đánh giá. Thường xảy ra tình trạng: Hội đồng khoa học cấp quận chỉ đạo làm gì thì Hội đồng khoa học trường triển khai việc đó, chưa phát huy được tính sáng tạo trong công tác kiểm tra đánh giá.
2.3.2.3. Quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường chưa hoàn thiện
Có thể nhận xét qui trình kiểm tra đánh giá của nhà trường chưa hoàn thiện bởi:
- Khâu xác định mục đích đánh giá chưa thực sự tốt.
- Một số qui trình bị bỏ qua như: xác định bậc nhận thức tương ứng với từng nội dung kiến thức để viết câu hỏi; thiết lập ma trận đề; rất ít giáo viên làm thử bài trước khi tiến hành kiểm tra để phát hiện sai sót và có điều chỉnh kịp thời, nhiệm vụ trả bài và nhận xét bài làm của học sinh chưa đầy đủ và nghiêm túc….
- Khâu soạn đề còn mắc phải những nội dung không đáng có như nội dung đề kiểm tra chưa phù hợp, còn có đề kiểm tra vi phạm giảm tải, sai kiến thức…
Để có nhận xét, đánh giá chuẩn xác về nhiệm vụ này, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra qua cán bộ quản lí và giáo viên bằng câu hỏi sau: “Đồng chí cho biết công tác quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tại trường đồng chí diễn ra như thế nào?”; kết quả như sau:
Bảng 2.6. Hiệu quả công tác KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn
TT Ý KIẾN ĐÁNH
GIÁ
CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO VIÊN
1 Không hiệu quả 3/13= 23,07% 3/58 = 5,1 %
2 Chưa hiệu quả 2/13= 15,39% 12/58 = 20.75 %
3 Hiệu quả 5/13= 38,47 % 31/58= 53.4 %
4 Rất hiệu quả 3/13= 23,07% 12/58= 20,75 %
Kết quả điều tra giáo viên về thực trạng quản lí công tác tổ chức kiểm tra môn Ngữ văn
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác tổ chức kiểm tra môn Ngữ văn
TT Nội dung Không
tốt
Chưa tốt
Tốt Rất tốt
1 Thực hiện thao tác kiểm tra của GV 0= 0% 8/58=13,8% 40/58= 69%
10/58= 17,2% 2 Xử lý giáo viên coi kiểm tra 35/58=
60,3%
23/58=
39,7% 0= 0% 0= 0% 3 Kiểm tra của BGH về việc kiểm tra của
GV
50/58=
86,2% 8/58= 13,8% 0= 0% 0= 0% 4 Ý thức trách nhiệm của giáo viên coi
kiểm tra 5/58= 8,6% 10/58= 17,2% 31/58= 53,4% 12/58= 20,8% Vẫn còn tồn tại hiện tượng giáo viên chưa làm tốt công tác coi thi, số này chủ yếu là các giáo viên trẻ còn nể nang và chưa nghiêm túc trong việc thực hiện. Nhận xét của giáo viên về việc xử lí các hiện tượng giáo viên vi phạm là chưa tốt, chủ yếu mới chỉ nhắc nhở trước tổ chuyên môn. Công việc của các thành viên trong BGH cũng rất nhiều cho nên công tác kiểm tra, thanh
tra hoạt động tổ chức và kiểm tra cũng còn hạn chế, phần lớn số giáo viên đánh giá công tác này chưa tốt. Tuy nhiên ý thức trách nhiệm của giáo viên trong công tác này cơ bản là tốt tập trung nhiều ở những giáo viên nhiều tuổi, có kinh nghiệm.
Trong công tác chấm bài kiểm tra, tác giả luận văn đã khảo sát lấy ý kiến của giáo viên, kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng công tác quản lý chấm thi
TT Nội dung Chưa tốt Tốt Rất tốt
1 Kiểm tra bài chấm của giáo viên 4/58= 6,9% 39/58 67,2% 25/58= 25,9% 2 Kiểm tra việc lên điểm của giáo
viên 3/58= 5,1% 40/58= 69% 15/58= 25,9%
3 Kiểm tra việc nhập dữ liệu điểm thi 0= 0% 50/58=
86,2% 8/58= 13,8%
Do biện pháp chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải An cũng như việc thực hiện khá nghiêm túc của các trường nên việc chấm bài của giáo viên nhìn chung là nghiêm túc, khách quan giáo viên đều được nghiên cứu kỹ đáp án, biểu điểm trước khi tiến hành chấm thi, nên việc chấm sai đáp án biểu điểm ít như xảy ra, 58 giáo viên trên tổng số 58 giáo viên đều phản ánh việc chấm bài của họ là rất nghiêm túc, tuy nhiên công tác kiểm tra bài chấm của giáo viên còn chưa được thực hiện theo đúng kế hoạch, điều đó chỉ được thực hiện với các đồng chí tổ trưởng. Công tác kiểm tra việc lên điểm của giáo viên nhìn chung cũng được các giáo viên đánh giá là tốt, điều đó được thể hiện rất rõ trong việc kiểm tra tiến độ cho điểm thông qua việc kiểm tra sổ điểm gọi tên ghi điểm của các giáo viên, mỗi kỳ các giáo viên được kiểm tra tiến độ 3 lần,