8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Đánh giá chung
* Điểm mạnh về quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tậpmôn Ngữ văn
- Công tác KTĐG đã có sự chỉ đạo tương đối thống nhất từ Phòng Giáo dục- BGH- các tổ chuyên môn, các nhóm chuyên môn- các giáo viên.
- CBQL các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh nhận thức được vai trò của công tác KTĐG đối với quá trình dạy và học.
- Ngân hàng đề kiểm tra luôn được xây dựng và phát triển theo từng năm, nhằm đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá.
* Hạn chế về quản lý công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh chưa tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, yêu cầu của kiểm tra đánh giá:
+ KTĐG chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.
+ Hình thức và phương pháp KTĐG chưa thực sự phù hợp, hiệu quả. + Chưa chú trọng tới thông tin phản hồi của KT ĐG
+ Còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực trong KT ĐG
- Hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa khoa học: + Bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá nghiệp vụ chưa cao.
+ Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá chưa khoa học, chặt chẽ và hiệu quả + Cán bộ quản lý các tổ chuyên môn chưa có chuyên môn về quản lý giáo dục
- Giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa hiệu quả
+ Chưa hiểu sâu sắc về các phương pháp kiểm tra đánh giá, kỹ thuật soạn câu hỏi + Chưa sử dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
+ Chưa sử dụng kiểm tra đánh giá để khuyến khích động viên học sinh trong học tập
- Học sinh chưa hiểu đầy đủ và chính xác về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
+ Nhiều học sinh chưa hiểu được vai trò và lợi ích của kiểm tra đánh giá mang lại trong quá trình học tập
+ Một số học sinh tham gia kiểm tra đánh giá chưa nghiêm túc
+ Học sinh chưa biết sử dụng kết quả kiểm tra- đánh giá để điều chỉnh họat động học tập của mình.