8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Những điều còn hạn chế
2.3.2.1. Việc tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu, quy trình kiểm tra đánh giá
Để đảm bảo chất lượng của KT ĐG kết quả học tập, quy trình KT ĐG phải đáp ứng được các nguyên tắc về tính quy chuẩn, tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính xác nhận và phát triển. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu của KT- ĐG như: có mục tiêu, kế hoạch KT ĐG cụ thể, có quy trình KT ĐG phù hợp, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện KT ĐG.
Các hoạt động quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu trong kiểm tra đánh giá.
Việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, thống nhất. Đối với công tác KTĐG thì tiêu chí đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ kết qủa của đối tượng cần đánh giá. Nhưng sự hiểu về vấn đề này giữa giáo viên và học sinh rất khác nhau. Giáo viên cho rằng hiện nay nhà trường chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể và thống nhất do vậy mỗi giáo viên đánh giá, kiểm tra theo cách riêng của họ, điều này thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra miệng và bài kiểm tra 15 phút. Do vậy việc kiểm tra đánh giá chưa đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh và giúp học sinh, giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình.
Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm tra đánh giá. Do mục tiêu đánh giá chưa đầy đủ và thống nhất nên các tiêu chí đánh giá cũng rất đơn giản, chủ yếu là do giáo viên đưa ra. Như vậy, cùng dạy môn Ngữ văn của một khối, tiêu chí đánh giá của mỗi giáo viên đã khác nhau điều này đã làm giảm đi sự công bằng, chính xác trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường. Nhất là với đặc thù của môn Ngữ văn, giáo viên khi đánh giá còn mang tính chủ quan tương đối nhiều. Hơn nữa, hiện nay trong nhà trường có rất nhiều hoạt động ngoài hoạt động dạy và học ảnh hưởng đến tiến độ chương trình của môn học.
Chính vì lẽ đó mà việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá tại nhà trường gặp phải một số khó khăn nhất định như : Giáo viên chưa thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch kiểm tra đánh giá, chưa kết hợp các hình
thức kiểm tra- đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ một cách hiệu quả, do đó kết quả kiểm tra đánh giá chưa chính xác, không có động cơ và kích thích người học. Việc thực hiện sai tiến độ, thực hiện không đúng nhiệm vụ và trách nhiệm trong giờ chấm, trả bài cho học sinh vẫn diễn ra ở một số giáo viên. Vậy các cán bộ quản lí cần có những biện pháp quyết liệt để kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn được thực hiện đúng quy trình, được kiểm tra nghiêm túc để có điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
2.3.2.2. Bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá trong nhà trường nghiệp vụ chưa cao
Hội đồng khoa học cấp trường không phải tất cả đều có chuyên môn Ngữ văn vì vậy đề kiểm tra phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và ý thức của giáo viên ra đề. Phương pháp kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu phù hợp cho nên còn đơn giản. Đề kiểm tra chưa được kiểm định kĩ lưỡng về tính khoa học nên chất lượng chưa cao. Đội ngũ BGH và tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn chưa có chuyên môn sâu về quản lý giáo dục và quản lý kiểm tra đánh giá. Thường xảy ra tình trạng: Hội đồng khoa học cấp quận chỉ đạo làm gì thì Hội đồng khoa học trường triển khai việc đó, chưa phát huy được tính sáng tạo trong công tác kiểm tra đánh giá.
2.3.2.3. Quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường chưa hoàn thiện
Có thể nhận xét qui trình kiểm tra đánh giá của nhà trường chưa hoàn thiện bởi:
- Khâu xác định mục đích đánh giá chưa thực sự tốt.
- Một số qui trình bị bỏ qua như: xác định bậc nhận thức tương ứng với từng nội dung kiến thức để viết câu hỏi; thiết lập ma trận đề; rất ít giáo viên làm thử bài trước khi tiến hành kiểm tra để phát hiện sai sót và có điều chỉnh kịp thời, nhiệm vụ trả bài và nhận xét bài làm của học sinh chưa đầy đủ và nghiêm túc….
- Khâu soạn đề còn mắc phải những nội dung không đáng có như nội dung đề kiểm tra chưa phù hợp, còn có đề kiểm tra vi phạm giảm tải, sai kiến thức…
Để có nhận xét, đánh giá chuẩn xác về nhiệm vụ này, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra qua cán bộ quản lí và giáo viên bằng câu hỏi sau: “Đồng chí cho biết công tác quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tại trường đồng chí diễn ra như thế nào?”; kết quả như sau:
Bảng 2.6. Hiệu quả công tác KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn
TT Ý KIẾN ĐÁNH
GIÁ
CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO VIÊN
1 Không hiệu quả 3/13= 23,07% 3/58 = 5,1 %
2 Chưa hiệu quả 2/13= 15,39% 12/58 = 20.75 %
3 Hiệu quả 5/13= 38,47 % 31/58= 53.4 %
4 Rất hiệu quả 3/13= 23,07% 12/58= 20,75 %
Kết quả điều tra giáo viên về thực trạng quản lí công tác tổ chức kiểm tra môn Ngữ văn
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác tổ chức kiểm tra môn Ngữ văn
TT Nội dung Không
tốt
Chưa tốt
Tốt Rất tốt
1 Thực hiện thao tác kiểm tra của GV 0= 0% 8/58=13,8% 40/58= 69%
10/58= 17,2% 2 Xử lý giáo viên coi kiểm tra 35/58=
60,3%
23/58=
39,7% 0= 0% 0= 0% 3 Kiểm tra của BGH về việc kiểm tra của
GV
50/58=
86,2% 8/58= 13,8% 0= 0% 0= 0% 4 Ý thức trách nhiệm của giáo viên coi
kiểm tra 5/58= 8,6% 10/58= 17,2% 31/58= 53,4% 12/58= 20,8% Vẫn còn tồn tại hiện tượng giáo viên chưa làm tốt công tác coi thi, số này chủ yếu là các giáo viên trẻ còn nể nang và chưa nghiêm túc trong việc thực hiện. Nhận xét của giáo viên về việc xử lí các hiện tượng giáo viên vi phạm là chưa tốt, chủ yếu mới chỉ nhắc nhở trước tổ chuyên môn. Công việc của các thành viên trong BGH cũng rất nhiều cho nên công tác kiểm tra, thanh
tra hoạt động tổ chức và kiểm tra cũng còn hạn chế, phần lớn số giáo viên đánh giá công tác này chưa tốt. Tuy nhiên ý thức trách nhiệm của giáo viên trong công tác này cơ bản là tốt tập trung nhiều ở những giáo viên nhiều tuổi, có kinh nghiệm.
Trong công tác chấm bài kiểm tra, tác giả luận văn đã khảo sát lấy ý kiến của giáo viên, kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng công tác quản lý chấm thi
TT Nội dung Chưa tốt Tốt Rất tốt
1 Kiểm tra bài chấm của giáo viên 4/58= 6,9% 39/58 67,2% 25/58= 25,9% 2 Kiểm tra việc lên điểm của giáo
viên 3/58= 5,1% 40/58= 69% 15/58= 25,9%
3 Kiểm tra việc nhập dữ liệu điểm thi 0= 0% 50/58=
86,2% 8/58= 13,8%
Do biện pháp chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải An cũng như việc thực hiện khá nghiêm túc của các trường nên việc chấm bài của giáo viên nhìn chung là nghiêm túc, khách quan giáo viên đều được nghiên cứu kỹ đáp án, biểu điểm trước khi tiến hành chấm thi, nên việc chấm sai đáp án biểu điểm ít như xảy ra, 58 giáo viên trên tổng số 58 giáo viên đều phản ánh việc chấm bài của họ là rất nghiêm túc, tuy nhiên công tác kiểm tra bài chấm của giáo viên còn chưa được thực hiện theo đúng kế hoạch, điều đó chỉ được thực hiện với các đồng chí tổ trưởng. Công tác kiểm tra việc lên điểm của giáo viên nhìn chung cũng được các giáo viên đánh giá là tốt, điều đó được thể hiện rất rõ trong việc kiểm tra tiến độ cho điểm thông qua việc kiểm tra sổ điểm gọi tên ghi điểm của các giáo viên, mỗi kỳ các giáo viên được kiểm tra tiến độ 3 lần, đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ. Việc vào điểm của giáo viên được Phòng Giáo dục chỉ đạo nhập trên sổ điêm trực tuyến, vì vậy khâu giám sát tiến độ và công tác kiểm tra thuận lợi, đây cũng là động lực để giáo viên thực hiện nghiêm túc hơn việc cập nhật điểm. Việc kiểm tra công tác nhập điểm của giáo viên cũng được
các giáo viên đánh giá tốt, mỗi tháng BGH kiểm tra sổ điểm lớn một lần, kiểm tra trên phần mềm trực tuyến tiến hành bất kì thời gian nào trong ngày, trong tuần; các trường hợp vi phạm đều được kịp thời nhắc nhở.