Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử nội bộ của cấp dưới đối với cấp trên, cấp trên với cấp dưới, ứng xử giữa các đồng nghiệp trong phòng và cơ quan, phải xây dựng và tuân thủ các mối quan hệ ứng xử nội bộ trong chi nhánh thành những quan niệm chung đó là:
Ứng xử của cấp trên với cấp dưới: cấp trên phải gương mẫu và dám chịu
trách nhiệm trước mọi tình huống, công bằng, khách quan và công khai trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, có chế độ thưởng phạt công minh, luôn tạo dựng bầu không khí tin cậy, thân thiện trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ.
Ứng xử của cấp dưới với cấp trên: toàn thể nhân viên phải có tinh thần, trách
nhiệm cao đối với công việc được giao, phải thẳng thắn, trung thực trong quan hệ với cấp trên, có ý thức tin tưởng, tôn trọng vai trò lãnh đạo của cấp trên, tuân thủ
chỉ đạo của cấp trên trong kỷ cương, kỷ luật của công việc.
Ứng xử với đồng nghiệp: Nhân viên trong chi nhánh phải tin tưởng, tôn
trọng, hiểu biết lẫn nhau và gắn bó với tập thể, trong quan hệ với đồng nghiệp phải chân thành, thẳng thắn và nghiêm túc trong giải quyết các bất đồng với đồng nghiệp, không được bè phái, gièm pha, lợi dụng và phân biệt đối xử với đồng nghiệp, luôn tạo môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau.
4.4.2. Văn hóa giao tiếp đối ngoại
Các nhân viên khi phục vụ khách hàng phải thể hiện tính chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả, sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ khách hàng nhiệt tình và nhanh chóng trong mọi khả năng có thể, phải hiểu biết và nắm bắt sâu về sản phẩm của ngân hàng để tư vấn về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, phải biết tôn trọng và biết lắng nghe khách hàng, không được tranh cãi hơn thua với khách hàng. Chi nhánh cần phải có hình thức khen thưởng hoặc xử lý kịp thời đối với thái độ giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng.
4.4.3. Tham gia các hoạt động chia sẻ, tương trợ khó khăn
Các hoạt động chia sẻ, tương trợ khó khăn là nét đẹp truyền thống của Agribank. Do vậy, hoạt động này cần phải được các thế hệ cùng chung sức xây dựng và cần được tiếp nối, phát huy trong hiện tại và tương lai. Đây cũng là nét văn hóa riêng của Agribank, mọi cán bộ đều phải hiểu rõ và thực hiện các hoạt động chia sẻ, tương trợ khó khăn với các đồng nghiệp hiện đang công tác, các thế hệ cán bộ đã nghỉ hưu và với cộng đồng xã hội.
Ban giám đốc và cán bộ Agribank thường xuyên có sự quan tâm ở mức độ hợp lý đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ trong đơn vị công tác để có sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hoặc hỗ trợ, đề xuất hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp gặp khó khăn, hoạn nạn. Việc làm này là rất cần thiết, vì thông qua đó sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của từng cán bộ, động viên tinh thần họ làm việc, khích lệ lòng trung thành, hăng say làm việc của nhân viên.
Bên cạnh việc tham gia các hoạt động chia sẻ, tương trợ khó khăn trong phạm vi thì Ban lãnh đạo, công đoàn cần khuyến khích cán bộ Agribank tham gia các hoạt động nhân đạo xã hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, … trong xã hội để
góp phần xây dựng cuộc sống cộng đồng, đồng thời là dịp để tu dưỡng, rèn luyện ý thức trách nhiệm với cộng đồng và tinh thần bác ái.
4.4.4. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nội bộ, nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ Agribank
Trong hoạt động truyền thông nội bộ, phải chú trọng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng bản tin nội bộ, phát triển kênh intranet, website nội bộ, phát hành một số ấn phẩm về văn hóa doanh nghiệp của Agribank, da dạng hóa hình thức, nội dung, lựa chọn chủ đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người lao động. Bản tin nội bộ phải thật sự hấp dẫn, là món ăn tinh thần của người lao động, qua đó truyền tải văn hóa Agribank, làm cho người lao động phải thấu hiểu những giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa daonh nghiệp, kích thích người lao động lòng trung thành, yêu ngành, yêu nghề hăng say làm việc và cống hiến vì mục đích chung của Agribank cũng như mục đích riêng của mỗi cá nhân người lao động.