9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Quy mô số lượng và cơ cấu ĐNGV THCS
2.2.1.1. Số lượng ĐNGV THCS
Năm học 2011-2012 huyện có 556 GV THCS, trong đó có 516 GV trực tiếp đứng lớp, 20 GV là Tổng phụ trách Đội và 20 GV chuyên trách phổ cập ở 20 xã trên địa bàn huyện (còn 02 xã chuyên trách phổ cập là GV tiểu học vì 02 xã trên không có trường THCS).
Về số lượng ĐNGV THCS của huyện đang thừa 27 GV (do số GV Tổng phụ trách Đội và Phổ cập Giáo dục cùng tính vào tỉ lệ), việc bố trí GV không phù hợp, số lượng học sinh tăng giảm không đều giữa các địa phương nên dẫn đến một số trường thừa GV nhưng các trường khác lại thiếu GV, đó là sự thừa thiếu mang tính cục bộ.
Theo các số liệu thống kê từ năm 2000 trở về trước, tỷ lệ GV chưa đạt chuẩn về đào tạo cao, tuyển sinh vào trường Cao đẳng sư phạm nhiều loại hình: Cao đẳng sư phạm 9+3; 12+1; 12+2; 12+3. . . gần 50 GV, số GV này đã tham gia bồi dưỡng thêm trong hè để đạt chuẩn đồng thời tham gia học các lớp Đại học từ xa, Đại học tại chức của các trường Đại học Huế, thành phố Hồ Chí Minh nên đã đạt chuẩn như hiện nay (100%).
2.2.1.2. Cơ cấu DNGV THCS
Cơ cấu về giới
Năm học 2011 - 2012, tổng số GV của 20 trường THCS là 556. Trong đó, nữ GV là 341, chiếm tỉ lệ 61,33%, nam GV là 215, chiếm tỉ lệ 38,67.
Biểu đồ 2.1. cơ cấu về giới của ĐNGV THCS
Tỉ lệ GV nữ (61,33%) cao hơn nhiều so với GV nam (38,67%) dẫn đến sự mất cân đối về giới tính trong ĐNGV, điều này chứng tỏ số lượng thí sinh nam dự tuyển vào các trường sư phạm ít hơn so với nữ, tỉ lệ này không tương ứng với tỉ lệ nữ sinh, có ảnh hưởng phần nào đến công tác giáo dục chung. Do vậy công tác tuyển dụng cần lưu ý để tăng tỉ lệ GV nam.
Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải quán xuyến công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, thiên chức làm mẹ đã khiến phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Cho nên, sự đầu tư cho công tác chuyên môn và các hoạt động của nhà trường đôi lúc còn hạn chế. Tuy nhiên, trong công tác chủ nhiệm, công đoàn, với đức tính cẩn thận, chu đáo, chi em thường làm tốt hơn nam giới, đây cũng là điểm mạnh của đội ngũ này.
Cơ cấu về độ tuổi
Cơ cấu độ tuổi ĐNGV THCS của huyện như sau: ở độ tuổi dưới 30 là 71 GV chiếm tỉ lệ 12,8%, từ 30 đến 39 là 297 GV chiếm tỉ lệ 53,4%, GV có tuổi đời từ 40 đến 49 là 136 chiếm tỉ lệ 24,5%, số GV có tuổi đời cao từ 50 đến 60 là 52 GV (trong đó có 34 GV nữ) chiếm tỉ lệ 9,3%.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về độ tuổi của ĐNGV THCS
Số GV có độ tuổi cao từ 50 đến 60 ( 52 GV) chuần bị nghỉ hưu trong những năm học tiếp theo, do đó cần phải dự kiến kế hoạch tuyển dụng GV bổ sung những năm học tiếp theo, với số GV này không thể đưa vào kế hoạch đào tạo hoặc đào tạo lại. Tuy vậy, ĐNGV này có ưu điểm cơ bản là họ có bề dày kinh nghiệm về giảng dạy, nhược điểm cơ bản của họ là tiếp thu những công nghệ mới chậm, ngại đổi mới phương pháp dạy học cũng như khả năng ứng dụng CNTT.
Số Gv có tuổi đời từ 30 đến 39 (297 GV) đang là đội ngũ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Số GV có tuổi đời dưới 30 (71 GV) là đội ngũ rất năng động, tích cực học tập, là nhân tố cơ bản để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đa phần trong học khá am hiểu về CNTT và ngoại ngữ. Có thể xem đây là nguồn quan trọng cho sự nghiệp đổi mới GDĐT. Tuy vậy, nhựơc điểm của họ là kinh nghiệm chuyên môn còn ít và chịu tác động mạnh của cơ chế thị trường.
Thâm niên giảng dạy của ĐNGV THCS
Bảng 2.6. Thâm niên giảng dạy của ĐNGV THCS
Số năm giảng dạy 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Trên 21 Số lượng GV 15 128 173 85 155
Tỷ lệ % 2,69 23,02 31,12 15,29 27,88 Trên bảng thống kê tuổi nghề cho thấy cơ cấu của đội ngũ tương đối hợp lý, có sự hài hòa giữa thâm niên và GV có ít tuổi nghề. ĐNGV có tuổi nghề từ 6 đến 20 năm là 72,14%, đó là một trong những lợi thế để đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy vậy, cần có kế hoạch bổ sung GV trong những năm tới để thay thế cho 27,88% GV có thâm niên giảng dạy trên 21 năm chuẩn bị nghỉ hưu.
Cơ cấu bộ môn
Bảng 2.7. Tình hình cơ cấu giáo viên theo bộ môn THCS
STT Môn học Số lượng Tỉ lệ
1 Toán 57 10.25
2 Toán - Tin 21 3.78
4 Lý 20 3.6 5 Lý - Tin 5 0.9 6 Lý - Hóa 5 0.9 7 Hóa 14 2.52 8 Hóa - Lý 2 0.36 9 Hóa - Sinh 8 1.44 10 Hóa - địa 1 0.18 11 Sinh 37 6.65 12 Sinh - Hóa 5 0.9 13 Sinh - TD 5 0.9 14 Ngữ văn 70 12.59 15 Văn - GDCD 11 1.98 16 Văn - Sử 7 1.26 17 Sử 31 5.58 18 Sử - Nhạc 3 0.54 19 Sử - GDCD 3 0.54 20 Sử - Địa 7 1.26 21 Địa 27 4.86 22 Địa - Sử 3 0.54 23 Địa - Hóa 2 0.36 24 Tiếng anh 70 12.59 25 GDCD 18 3.24 26 Thể dục 27 4.86 27 Thể dục - Đội 6 1.08 28 Thể dục - Sinh 2 0.36 29 Nhạc 17 3.06 30 Mỹ thuật 21 3.78 31 Công nghệ 19 3.42 32 Tin học 21 3.78 556 100,00
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng Trôm)
Căn cứ vào bảng tổng hợp về cơ cấu bộ môn (Bảng 2.7) qua đó cho ta thấy rằng: đặc thù của các môn đào tạo cơ bản là môn ghép, GV thuộc loại hình này có thể dạy hai môn được đào tạo, thường thì ở các cơ sở giáo dục bố trí dạy theo môn đầu của GV được đào tạo, môn đào tạo là Toán - Tin thường được bố trí dạy toán; Sử - Địa được bố trí dạy địa, ưu điểm của loại hính này là thuận lợi trong việc bố trí chuyên môn trong hoàn cảnh thừa, thiếu không đồng bộ. Hạn chế là do học hai môn nên cả chương trình đào tạo và việc nghiên cứu của sinh viên không sâu, không thể bằng các môn được đào tạo độc lập. Bên cạnh đó, do tình trạng thừa thiếu không
đồng bộ trên nên khi phân công GV giảng dạy môn phụ được đào tạo theo môn ghép thì việc nâng cao chất lượng giáo dục ít nhiều cũng gặp những khó khăn.
Như vậy số GV thừa nhiều là Ngữ văn, Toán., Lịch sử, Toán- tin thực tế các trường đã dạy tin học và không có đủ GV Tin nên đã bố trí GV môn này giảng dạy tin học nên coi như đủ.Thiếu GV các môn: Công nghệ; Âm nhạc, Thể dục, Tin học.