9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức của ĐNGV THCS về việc tự hoàn thiện bản thân
3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người GV THCS trong sự nghiệp giáo dục của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời giúp cho người GV tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại.
Xu thế hội nhập quốc tế là vấn đề tất yếu, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra những yêu cầu mới, những tri thức thực tiễn về hội nhập và nền kinh tế thị trường còn mới mẻ, thẩm chí là xa lạ với một số GV, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin, HS tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn, cập nhật những tri thức hiện đại bằng nhiều phương tiện hiện đại khác nhau; mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có những thay đổi về định hướng giá trị mới, yêu cầu người GV phải không ngừng tự đổi mới về bản thân.
Người GV là người phải thực sự thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Phải là người đầu tàu, gương mẫu, tiên
phong trong việc thưc hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành; là tấm gương cho thế hệ học sinh noi theo. Do vậy, giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNGV mang ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng vì: ĐNGV có thấm nhuần chính trị tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng vô sản thì mới chuyền tải đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các thế hệ học sinh một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao nhận thức của ĐNGV THCS; bản thân mỗi GV đều phải nhận thấy rằng: nếu không tự học, tự nghiên cứu thì sẽ không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và biến quá trình đào thải thành tự đào thải.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tăng cường bồi dưỡng cho ĐNGV về chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các quy định của Nhà nước và của Ngành, nhiệm vụ và kế hoạch GD&ĐT năm học mới, tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế.
Việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho ĐNGV chính là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm để mỗi thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách. Đặc biệt, ĐNGV thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: phong trào thi đua “Hai tốt” phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; các cuộc vận động lớn như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt … Qua việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua, ĐNGV không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trước học sinh và nhân dân trong công tác GD&ĐT.
Hàng năm, vào đầu năm học Phòng GD&ĐT phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị cho toàn thể cán bộ Đảng viên, GV, công nhân viên. Toàn thể cán bộ Đảng viên, GV, công nhân viên trong trường được nghe phổ biến về Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù
hợp với tính chất và nhiệm vụ của ĐNGV. Từ đó, giúp ĐNGV hiểu sâu hơn về quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực GD&ĐT để thực hiện. Qua đó, nhằm góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên và toàn thể ĐNGV nhà trường. ĐNGV nhận thức sâu sắc hơn và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao trách nhiệm cá nhân, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Làm tốt việc bồi dưỡng chính trị cho ĐNGV chính là thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của ĐNGV về tụ hoàn thiện bản thân.
Nâng cao nhận thức đối với ĐNGV THCS để bản thân mỗi GV không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, để thực hiện nhiệm vụ này không chỉ bản thân GV có nhận thức đúng và thực hiện mà cần phải có sự tác động của các cấp lãnh đạo và cả yêu cầu của xã hội.
Đối với lãnh đạo Phòng GD&ĐT: Bản thân mỗi cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT cần phải có sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về việc phát triển ĐNGV THCS. Thông qua việc sơ kết, tổng kết các hoạt động giáo dục hàng năm, qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề xây dựng và phát triển ĐNGV để phân tích, đánh giá những bất cập, yếu kém về chất lượng đội ngũ, cần làm sáng tỏ vai trò của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, mà trước hết là vai trò của trưởng phòng trong việc chỉ đạo phát triển ĐNGV.
Phát huy vai trò tham mưu với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để xây dựng quy chế phối hợp với các phòng, ban liên quan, với các cấp ủy, chính quyền của các xã, thị trấn để tập trung các nguồn lực phục vụ cho việc tự học, tự rèn của GV. Cần có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện và chế độ để giúp GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương hoặc các tỉnh khác.
Đối với CBQL các trường THCS: Tổ chức đánh giá, xếp loại GV hàng năm theo đúng quy định, công bằng, khách quan cần lưu trữ hồ sơ biên bản thanh tra nội bộ trường học, sổ theo dõi thực hiện chuyên môn, biên bản nhận xét, xếp loại giờ dạy, hồ sơ thi đua, khen thưởng để có nhận xét chính xác về năng lực và phẩm chất GV, để có kết luận về ĐNGV cần phải tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương, lắng nghe phản ánh của đồng nghiệp và HS.
Vấn đề quan trọng là CBQL cần phải xác định nhiệm vụ xây dựng ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; luôn tạo cơ hội, điều kiện để GV phát huy hết tài năng trên mọi lĩnh vực công tác, cần phải tránh những nhận xét chủ quan, cảm tính mang tình cảm riêng, cục bộ địa phương, trù dập với những GV có tinh thần đấu tranh vì lợi ích chung, có những ý kiến thể hiện thiếu sự đồng thuận với CBQL. Việc nâng cao nhận thức đối với CBQL được tiến hành thông qua các văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, họp giao ban, sơ kết, tổng kết năm học, thông qua trao đổi, tâm sự về công việc của đơn vị.
Đối với ĐNGV: Muốn nâng cao nhận thức đối với ĐNGV cần phải làm cho GV nhận thấy được tầm quan trọng của bản thân họ là những người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, cần phải quán triệt trong các đợt bồi dưỡng chính trị, chuyên môn trong các hội nghị, hội thảo để nêu rõ những yêu cầu của môi trường xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, những thái độ, năng lực, kỹ năng người GV cần phải có trong giai đoạn hiện nay. Mỗi GV phải có sự tự đánh giá chính xác, công minh về bản thân, từ đó GV xác định được việc học tập, rèn luyện thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của môi trường là con đường tất yếu để tồn tại và phát huy năng lực của mình.
Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Phòng GD&ĐT và CBQL các trường cần chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Khi tham mưu cần dựa trên các văn bản của Đảng, nhà nước để việc tham mưu có tính thuyết phục. Đặc biệt là tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, đánh giá về việc thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
Trong quá trình tham mưu cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Phòng GD&ĐT, CBQL các trường đối với công tác xây dựng ĐNGV để tránh sự chồng chéo. Tránh tình trạng các cấp ủy Đảng, chính quyền thờ ơ hoặc can thiệp thái quá vào những công việc nội bộ của ngành và các nhà trường.
Tóm lại, chất lượng ĐNGV sẽ có những chuyển biến theo đúng định hướng nếu có nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của các cấp lãnh đạo, Phòng GD&ĐT, CBQL và bản thân mỗi GV.