Nội dung công tác phát triển ĐNGV

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 33 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Nội dung công tác phát triển ĐNGV

Theo Lê Khánh Tuấn: Phát triển ĐNGV THCS chính là phát triển nguồn lực trong một cấp học cụ thể. Nó bao gồm hai mặt là phát triển người giáo viên (thành viên) và phát triển ĐNGV (nguồn nhân lực)… Phát triển người giáo viên chính là phát triển con người trong một môi trường đặc trưng. Phát triển người giáo viên và phát triển ĐNGV là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau. Tuy vậy hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Điểm khác biệt ở chỗ: trong phát triển giáo viên, người giáo viên là mục tiêu chứ không phải phương tiện của sự phát triển; còn khi đề cập đến phát triển đội ngũ, giáo viên được nhìn nhận với tư cách là nguồn vốn, là phương tiện quan trọng nhất cho sự phát triển [24, tr.33].

Nói đến phát triển ĐNGV, phải xây dựng và phát triển đồng thời 3 yếu tố: Số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ.

Số lượng đội ngũ giáo viên

ĐNGV THCS được xác định trên cơ sở số lớp học. Theo thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ số: 35/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNV,

ngày 23 tháng 8 năm 2006, hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì ở Trường Trung học cơ sở, mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,90 giáo viên. Định mức biên chế giáo viên trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Như vậy số lượng giáo viên cần có cho một trường, cấp THCS được xác định theo công thức:

Số giáo viên cần có = Số lớp học x 1,90

Hàng năm, căn cứ vào số lớp theo kế hoạch, ta có thể xác định dễ dàng số giáo viên cần có cho một trường, một cấp học của một huyện hay một tỉnh… từ đó căn cứ vào số giáo viên hiện có; sau khi trừ đi số giáo viên nghỉ hưu, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số giáo viên thuyên chuyển từ bên ngoài vào… ta xác định được số giáo viên cần bổ sung:

{ Số giáo viên cần đào tạo } = { Số giáo viên cần có } – { số giáo viên hiện có} – { số giáo viên nghỉ hưu, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài } + { Số giáo viên thuyên chuyển vào } – { Số sinh viên đào tạo từ nguồn khác đến }.

Khi xem xét số lượng giáo viên, cần chú ý đến những biến động liên quan chi phối việc tính toán và kết quả. Chẳng hạn như:

Tình trạng sĩ số/lớp (chỉ tiêu này tỉ lệ nghịch với số lớp học). Hiện nay Theo điều 15 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/QĐ- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) qui định “mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh”.

Trong tình hình mới, các định mức về giờ dạy, định mức của giáo viên trong việc soạn giảng, thực hành, ngoại khóa … có thể phải thay đổi.

Cơ cấu ĐNGV THCS sẽ được nghiên cứu trên các tiêu chí có liên quan đến các biện pháp phát triển đội ngũ.

Cơ cấu chuyên môn (theo môn dạy) hay còn gọi là cơ cấu bộ môn

Đó là tình trạng về tỉ lệ giáo viên của các môn học hiện có ở một cấp THCS. Đó là sự thừa, thiếu giáo viên ở các môn học. Các tỉ lệ này vừa phải, phù hợp với định mức qui định thì ta được cơ cấu chuyên môn hợp lý. Ngược lại thì phải điều chỉnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Bảng 1.1: Kế hoạch giáo dục THCS hiện nay (Theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. NXB Giáo dục, 2006, Tr 8) STT Môn học và hoạt động GD Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Số tiết bình quân môn Tỉ lệ GVBM/T.số GV 1 Ngữ văn 4 4 4 5 4.25 17.35 2 Toán 4 4 4 4 4 16.33 3 GDCD 1 1 1 1 1 4.08 4 Vật lí 1 1 1 2 1.25 5.10 5 Hóa học 2 2 1 4.08 6 Sinh học 2 2 2 2 2 8.17 7 Lịch sử 1 2 1.5 1.5 1.5 6.12 8 Địa lý 1 2 1.5 1.5 1.5 6.12 9 Âm nhạc 1 1 1 0.5 0.87 3.55 10 Mỹ thuật 1 1 1 0.5 0.87 3.55 11 Công nghệ 2 1.5 1.5 1 1.5 6.12 12 Thể dục 2 2 2 2 2 8.17 13 Ngoại ngữ 3 3 3 2 2.75 11.23 14 Tự chọn 2 2 2 2 15 Giáo dục tập thể 2 2 2 2

16 GD ngoài giờ lên lớp 4 tiết / tháng * (Đ iều c h ỉnh còn 2t/th á ng ) GD Hướng nghiệp (lớp 9)

Tổng số tiết 1tuần 27 + 28.5+29.5+ 29+ 24.49 99.97

Ghi chú: Tỉ lệ này cho biết số giáo viên mỗi môn/100 GV hiện có, đồng thời đây là cơ cấu, tỉ lệ chuẩn. Môn tự chọn, GD tập thể (sinh hoạt đầu tuần và

cuối tuần), GDNGLL, GDHN không tính vào tỉ lệ. Môn tự chọn hầu hết học sinh chọn toán, ngoại ngữ, văn vì vậy trong thực tế có thể tăng tỉ lệ cho các môn này. Công văn số 7394/BGD& ĐT - GDTrH, ngày 25/8/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm 2009-2010: điều chỉnh GD ngoài giờ lên lớp còn 2tiết/tháng, GD Hướng nghiệp của lớp 9 còn 1 tiết/tháng.

Cơ cấu theo trình độ đào tạo

Cơ cấu theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của GV ở THCS có thể là: CĐSP, ĐHSP, thạc sĩ và trình độ tương ứng ở các chuyên ngành không phải sư phạm. Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp phát triển ĐNGV. Nắm được cơ cấu theo trình độ đào tạo giúp chúng ta có hướng đào tạo. Những GV chưa đạt chuẩn cần phải đào tạo nâng chuẩn, GV đạt chuẩn cần đào tạo vượt chuẩn với tỉ lệ thích hợp phù hợp với điều kiện kinh phí, số lượng GV hiện có.

Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

Việc phân tích GV theo độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu GV theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức, đặt biệt là xác định “dòng nhân viên ra đi”, để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo. Đối với GV THCS ta có thể phân chia độ tuổi theo từng nhóm như sau: Dưới 30 tuổi, từ 30 - 39 tuổi, từ 40 - 49 tuổi và từ 50 - 60 tuổi.

Cơ cấu giới tính của đội ngũ

Nếu chỉ xét về mặt tỉ trọng của cơ cấu giới tính của GV trong trường THCS, có thể không nói lên điều gì về sự phát triển của giới. Bởi vì so với một số lĩnh vực khác, ở đây GV nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Tuy nhiên, về khía cạnh như: điều kiện để được đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thời gian nghỉ dạy vì thai sản, con ốm… là những yếu tố có tác động đến hiệu suất lao động của đội ngũ; mà những yếu tố đó phụ thuộc vào giới tính.

Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu giới tính của đội ngũ là để có những tác động cần thiết thông qua quản trị nhân sự, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của từng cá nhân và của cả đội ngũ.

Chất lượng đội ngũ giáo viên

Theo lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực, chất lượng ĐNGV bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đạo đức lối sống và tinh thần của đội ngũ, nói cách khác đó là phẩm chất chính trị, đạo dức, trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Mục tiêu về chất lượng người GV và mục tiêu về chất lượng ĐNGV trong quan điểm phát triển là thống nhất với nhau. Do vậy biện pháp để phát triển người GV và phát triển ĐNGV là không có giới hạn rõ ràng.

Dưới quan điểm giáo dục học, phẩm chất của người GV biểu hiện ở những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử; còn năng lực nói đến hệ thống những thuộc tính tâm lý, sinh lý, sáng tạo, cho người GV khả năng hoàn thành hoạt động giáo dục, dạy học với chất lưọng cao.

Về chất lượng ĐNGV, Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD của Ban Chấp hành Trung ương cũng xác định đó là tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy.

Tiểu kết Chương 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh khái niệm GV, ĐNGV; khái niệm phát triển ĐNGV cấp THCS trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Khẳng định tầm quan trọng của cấp THCS và ĐNGV THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong Chiến lược giáo dục nói chung và vai trò của cấp học trong phát triển kinh tế – xã hội nói riêng.

Qua chương này người viết đã thể hiện lịch sử của vấn đề nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của GD&ĐT và xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên muốn đề ra được những biện pháp phát triển ĐNGV THCS trong một địa phương cần phải nhận biết chính xác thực trạng ĐNGV THCS địa phương đó làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và QLGD thực hiện tốt những biện pháp này. Các nội dung nghiên cứu được người viết trình bày ở chương 2 của luận văn này.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 33 - 38)