Xây dựng quy hoạch, hoàn thiện khâu tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm ĐNG

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 74 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Xây dựng quy hoạch, hoàn thiện khâu tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm ĐNG

nhiệm ĐNGV THCS

3.2.2.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Nhằm thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường công tác kế hoạch hóa, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phân công, phân cấp hợp lý gồm các cấp về quyền hạn, trách nhiệm quản lý ĐNGV.

Bổ sung, tuyển chọn GV để đảm bào đủ số lượng GV theo định mức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Bổ sung và tuyển chọn GV là biện pháp trước mắt và lâu dài, cần có sự quan tâm đồng bộ giữa các cấp các ngành.

Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược cán bộ là phải đào tạo được nguồn cán bộ, tức là phải xây dựng quy hoạch cán bộ: quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ của chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là ĐNGV nói riêng nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành.

Quy hoạch ĐNGV là thể hiện chức năng lãnh đạo nhà nước về giáo dục; quy hoạch ĐNGV THCS nhằm đảm bảo cho công tác giảng dạy đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với các trường THCS. Quy hoạch ĐNGV là nội dung trọng yếu, là quá trình thực hiện chủ trương của các cấp lãnh đạo và của phòng GD&ĐT để xây dựng ĐNGV trường THCS thuộc phạm vi phân cấp quản lý.

Mặt khác quy hoạch ĐNGV giúp cho các trường có được một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo; đồng thời, tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT của ngành nói chung và của tỉnh, huyện nói riêng.

Khắc phục tình trạng mất cân đối GV hiện nay, đặc biệt là các môn đặc thù như Công nghệ, Âm Nhạc và Tin học. Bổ sung GV cần phải cân đối về cơ cấu bộ môn, tránh tình trạng GV phải dạy chéo môn.

Trong những năm tới công tác tuyển dụng đủ số lượng GV theo đúng chỉ tiêu biên chế, đồng thời đảm bảo về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Tiêu chuẩn đặt ra đối với GV được tuyển dụng là: sinh viên tốt nghiệp từ loại khá trở lên; chuẩn đào tạo về bộ môn tuyển dụng và được đào tạo ở các trường có chất lượng tốt trong khu vực như Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần thơ, Đại học Đồng Tháp . . .; có hộ khẩu thường trú ở địa phương; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe để đáp ứng được yêu cầu công tác; sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở vùng khó khăn.

Bên cạnh việc tuyển dụng mới cần phải tập trung quản lý ĐNGV hiện có, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV của các nhà trường. Cụ thể: Việc phân công công tác đảm bảo phù hợp để phát huy hết năng lực, sở trường của từng GV; GV được giảng dạy đúng môn được đào tạo, đảm bảo thời gian định mức Nhà nước quy định. Thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với trường hợp lao động vượt định mức; Duy trì và giữ vững sự đòan kết, nhất trí của tập thể GV, việc phân công công tác đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và khách quan.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT tham mưu với Ủy Ban Nhân Dân huyện xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển ĐNGV THCS từ nay đến 2015, trên cơ sở quán triệt các mục tiêu, chủ trương trong Chỉ thị 40/CT/TW, các văn bản của TW, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND huyện. Đây là giải pháp quan trọng nhằm thể chế hóa các mục tiêu, chương trình hành động của các cấp ủy, chính quyền và các lực lượng xã hội.

UBND tỉnh thực hiện phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ĐNGV THCS nói riêng. Việc phân cấp đảm bảo tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của các cơ quan chuyên môn như Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ.

Công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển ĐNGV phải được xây dựng và phê duyệt, phân bổ cụ thể cho từng năm học. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thực hiện tốt việc đánh giá, sàng lọc, bố trí sắp xếp GV đảm bảo cân đối cơ cấu GV giữa các trường học, thực hiện chế độ luân chuyển GV theo hướng đồng bộ hóa, hợp lý hóa tạo ra động lực mới cho đội ngũ.

Thực hiện nghiêm túc quy chế thanh tra, kiểm tra của các cấp đối với GV; đánh giá xếp loại định kỳ nhằm vừa khuyến khích, động viên GV tích cực học tập nâng cao chất lượng làm việc vừa để phát hiện những khiếm khuyết để bổ sung uốn nắn kịp thời.

Điều tra đánh giá ĐNGV THCS : Số lượng, cơ cấu về giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, dân tộc, cơ cấu bộ môn; trình độ được đào tạo hoặc bồi dưỡng theo chuẩn (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học...). Phân loại ĐNGV THCS theo yêu cầu quy hoạch: Số GV được đào tạo bồi dưỡng cơ bản, có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy; số GV có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm; số GV hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác; số GV cần phân công, bố trí lại công tác; cần phải tham gia bồi dưỡng chuẩn hóa; số GV yếu về chuyên môn, không đạt chuẩn đào tạo cần đào tạo lại. Đặc biệt quan tâm quy hoạch GV nam, GV đứng lớp ở những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để đảm bảo hài hòa về cơ cấu.

Việc đánh giá, phân loại ĐN GV cần đảm bảo đúng quy trình, phát huy dân chủ cơ sở, nhất là khâu tự đánh giá của bản thân GV, CBQL, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương, PHHS và HS. Điều tra, đánh giá, phân loại ĐNGV càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì việc lập quy hoạch càng thuận lợi bấy nhiêu.

Sau khi điều tra, đánh giá, phân loại cần phải lập quy hoạch ĐNGV, hàng năm cần kiểm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch, cụ thể là: Nhận xét, đánh giá ĐNGV; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với thực tiên từng năm học; Thuyên chuyển, điều động đảm bảo cân đối GV giữa các trường để khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ; Tuyển dụng GV mới đảm bảo đủ về số lượng; Phát hiện GV có năng lực, phậm chất tốt để bổ nhiệm là CBQL; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phân công, thuyên chuyển, bổ nhiệm, bồi dững cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của các trường và địa phương.

Có kế hoạch mang tính chiến lược để tuyển dụng ĐNGV vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt thay thế cho 52 GV có độ tuổi từ 50 đến 60, vừa định hướng phát triển lâu dài của ngành. Thực hiện đúng cơ chế phân cấp, quản lý; tăng quyền chủ động của các cơ sở giáo dục THCS trực thuộc. Tỉnh, huyện cần có những cơ chế

chính sách đãi ngộ để thu hút GV có trình độ cao, có khả năng phát triển về công tác tại địa phương mình.

Điều kiện tuyển dụng: Những ứng viên dự tuyển phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Các ứng viên dự tuyển phải là những người tốt nghiệp chính quy đúng ngành cần tuyển. Ưu tiên cho những ứng viên có bằng cấp tốt nghiệp trên bậc, đồng thời cũng cần quan tâm và chỉ tuyển dụng đối với những người thực sự có nhu cầu làm nghề dạy học, có tâm quyết với công việc và gắn bó với nghề nghiệp.

Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong tuyển chọn GV, xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu câu đổi mới của giáo dục. Thông báo rộng rãi, công khai thông tin về nhu cầu tuyển dụng GV của nhà trường cũng như các điều kiện cần có của người dự tuyển.

Thành lập Hội đồng tuyển chọn đúng quy định. Tiếp cận hồ sơ, kiểm tra, tìm hiểu các thông tin cần thiết đối với người dự tuyển. Xét tuyển phải thật sự khách quan, thẩm định đánh giá trình độ của người dự tuyển một cách chính xác, đặt mục đích tuyển dụng hiền tài lên trên hết, không vì mục đích cá nhân dẫn đến sự đánh giá thiếu khách quan đối với người dự tuyển.

Đối với việc bố trí, sử dụng ĐNGV, trên thực tế một khó khăn bộc lộ đối với ngành GD&ĐT huyện Giồng Trôm là phải tìm cách giải quyết số GV thừa, thiếu không đồng bộ. Muốn vậy, từng đơn vị trường phải chủ động chuyển đổi cơ cấu hợp lý hơn, nhằm xóa đi tình trạng "thiếu mà thừa", "thừa, nhưng lại thiếu". CBQL các cơ sở giáo dục phải nắm chắc sở trường của từng GV và lắng nghe nguyện vọng của họ để có phương án phân công phù hợp và đúng theo quy định.

Căn cứ vào dự báo số lượng học sinh ta thấy giải quyết nhu cầu số lượng GV THCS không phải là vấn đề lớn, thực tế hiện nay nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học trong tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Giồng Trôm nói riêng không xin được dạy đúng cấp học, nhiều sinh viên phải học nghiệp vụ sư phạm tiểu học để xin dạy Tiểu học, tuy nhiên do cơ cấu GV của các trường không đồng bộ, có môn thừa, môn thiếu, việc lập kế hoạch đào tạo phải hướng vào đào tạo những môn thiếu.

Đối với những môn thừa GV có thể giải quyết theo hướng sau đây: Cho đi đào tạo bổ sung môn 2 đối với những GV đã được đào tạo 2 môn trước đây để đảm bảo khối lượng kiến thức cũng như phương pháp dạy học tương đương môn 1. Chẳng hạn môn Toán – tin, Lý –Tin được đào tạo thêm môn Tin để bố trí dạy Tin học; GV Sinh – KTNN, Lý – KTCN được đào tạo thêm để dạy Công nghệ.

Đối với những GV tuổi cao, sức khỏe hạn chế có thể bố trí nghỉ hưu trước tuổi theo qui định hoặc bố trí phụ trách thư viện, thiết bị, phụ trách Phổ cập giáo dục, văn phòng. Khi bố trí công tác kiêm nhiệm tại trường, ngoài việc dựa vào năng lực của GV, cũng cần chú ý ưu tiên bố trí những GV ở môn còn ít tiết (thừa GV).

Trong việc bố trí và sử dụng ĐNGV cần đảm bảo tính dân chủ, tránh cách làm tùy tiện, áp đặt, lưu ý đến tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh mỗi GV, có như vậy mới động viên, khuyến khích GV an tâm, tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lập kế hoạch tổng thể của các nhà trường, tính số tiết cần thiết cho từng môn học, từng công việc kiêm nhiệm. Phải có quan điểm thống nhất trong toàn thể Hội đồng sư phạm đối với việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ. Phải có sự nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng GV. Có chế độ chính sách cụ thể, rõ ràng và hợp lý đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm, thực hiện chế độ đúng chính sách hiện hành. Các tổ, nhóm bộ môn tiến hành lập kế hoạch chuyên môn và dự kiến phân công công tác theo những nguyên tắc đã được thống nhất chung, có sự lưu ý tới điều kiện, tâm tư, nguyện vọng của GV.

Có chú trọng đầu tư GV giỏi đối với các trường đã và đang xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, GV có kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt đối với trọng điểm, vùng sâu, xa; phân công công tác kiêm nhiệm (công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ, văn nghệ, thể thao,...): cần chú ý tới năng lực sở trường của cá nhân, điều kiện thời gian, định mức lao động. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại công việc mà phân công GV cho phù hợp. GV trẻ có nhiều ưu thế khi tham gia công tác Đoàn đội, câu lạc bộ, thể thao, văn nghệ, số GV này có lòng nhiệt tình, năng

động, sáng tạo của tuổi trẻ. GV nữ hoặc GV lớn tuổi có uy tín, có năng lực tổ chức và sự chu đáo, cẩn trọng trong công việc, có thể bố trí làm công tác Công đoàn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, theo định hướng của Đảng thì Bí thư chi bộ là lãnh đạo cơ quan, Chủ tịch Công đoàn phải có chức danh, điều đó đảm bảo sự thống nhất giữa Chi bộ, chính quyền và các đoàn thể, thuận lợi trong việc lãnh đạo nhà trường hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, CBQL các đơn vị cần phải đảm bảo tốt chế độ chính sách đối với GV làm công tác kiêm nhiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích GV đầu tư thời gian, công sức hoàn thành tốt công việc được giao.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 74 - 79)