Năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm của ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm của ĐNGV THCS

Hiện nay ngành giáo dục đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chuẩn và trên chuẩn đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Bên cạnh việc cử GV đi học nâng chuẩn tại các trường ĐHSP (hình thức tại chức và học từ xa), ngành giáo dục huyện cũng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.

Tỉ lệ GV THCS đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng hình thức để đạt chuẩn và nâng chuẩn chủ yếu chủ yếu bằng đào tạo tạo công đoạn (đối với GV đào tạo cấp tốc) và đào tạo để lấy bằng Đại học chủ yếu bằng hình thức đào tạo từ xa, theo thống kê của Phòng Giáo dục huyện Giồng Trôm, trong số 462 GV THCS có bằng Đại học, số GV có bằng tốt nghiệp Đại học bằng hình thức học tại chức và từ xa tới 92,8% nên chất lượng giảng dạy cũng còn nhiều bất cập. “Công tác đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn hạn chế, khắc phục tình trạng đọc chép trong giảng dạy có chuyển biến nhưng vẫn còn chuyển biến chậm; việc đổi mới kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học kết quả chưa được nhiều” - Báo cáo tổng kết năm học 2011 -2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng Trôm.

Bảng 2.9. Tổng hợp khảo sát về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm của ĐNGV THCS

I. Năng lực chuyên môn Mức giá trị %

1. Kiến thức khoa học cơ bản Tốt Khá Đạt

1.1. Nắm được những nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân phụ trách

77 18 5

1.2. Thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học ( hoặc giữa các môn học với nhau )

70 22 9

dạy

2. Kiến thức sư phạm học

2.1 Có năng lực tìm hiểu để nắm vững học sinh 21 65 14 2.2. Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi 74 23 3 2.3. Tác động phù hợp đối với học sinh 64 19 17 2.4. Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp đánh

giá học sinh

62 24 14

3. Kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của đất nước và địa phương

3.1. Nắm được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương

57 24 19

3.2. Hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương và ảnh hưởng của của cộng đồng đến việc học tập và rèn luyện của học sinh

56 29 16

3.3. Vận dụng những hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương vào trong giảng dạy

56 29 16

3.4. Đề xuất được những biện pháp thu hút các lực lượng xã hội tham gia váo hoạt động giáo dục của nhà trường

55 30 15

II. Kỹ năng sư phạm 1. Kỹ năng dạy học

1.1. Xác định mục đích yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện: Kiến thức, kỹ năng, giáo dục

85 15

1.2. Lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh

45 35 17 3

1.3. Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dụng dạy học

17 55 23

1.4. Tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh 65 28 7 1.5. Tổ chức tốt các mối quan hệ trong giờ học 72 25 3 1.6. Đánh giá khách quan, khoa học kết quả học tập của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học sinh

90 7 3

2. Kỹ năng giáo dục học sinh

2.1. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp với lớp mình chủ nhiệm

47 45 8

2.2. Tìm hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp

57 40 3

2.3 Kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt 45 47 6 2 2.4. Kỹ năng theo dõi, nhận xét đánh giá học sinh và lớp

chủ nhiệm

90 7 3

huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh

3. Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng

3.1. Xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ

83 14 3

3.2. Kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ 46 40 10 4 3.3 Lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng ( về

chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học )

45 40 10 5

3.4. Bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng 47 45 5 2

4. Kỹ năng nghiên cứu khoa học

4.1. Xác định đề tài nghiên cứu 36 54 8 2 4.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu 28 59 11 2 4.3. Kỹ năng sử dụng các phương tiện nghiên cứu

KHGD

23 61 15 2

4.4. Kỹ năng tổ chức nghiên cứu 21 61 16 3 4.5. Kỹ năng viết và bảo vệ công trình nghiên cứu 19 60 17 4

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về ĐNGV THCS huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre và đối chiếu với kết quả đánh giá GV THCS hàng năm của CBQL trường cho thấy:

Phần lớn GV THCS nắm được những nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân mình phụ trách; thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học, có khả năng giúp đỡ HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và các tình huống trong cuộc sống. Tuy nhiên, tỉ lệ GV có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở mức thấp. Mặc dù hiện nay ĐNGV THCS có trình độ trên chuẩn khá cao, song nhìn chung khả năng bồi dưỡng HS giỏi vẫn còn nhiều hạn chế. Dường như GV chỉ bồi dưỡng HS trong một phạm vi nhất định của một số môn học nào đó.

Đa số GV THCS huyện Giồng Trôm có kiến thức sư phạm tốt, thể hiện về kiến thức tâm lý học lứa tuổi; có khả năng phân tích sách giáo khoa và xây dựng kế hoạch dạy học, có năng lực tìm hiểu để nắm vững HS; tác động phù hợp với HS. Nhưng trong lĩnh vực nắm vững và vận dụng có kết quả phương pháp dạy học đạt tỉ lệ chưa cao, những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ sư phạm trong quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết phương pháp dạy học hiện nay GV đang sử dụng vẫn là việc dạy học cả lớp, chưa phát huy tính tích cực của HS.

Phần lớn GV hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương, ảnh hưởng của cộng đồng đến việc học tập và rèn luyện của HS. Nhưng trong lĩnh vực nắm được

tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương; vận dụng những hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vào giảng dạy còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc nhiều về kinh nghiệm giảng dạy, nếu biết sắp xếp thời gian cho tiết dạy hợp lý thì việc mở rộng bài giảng, liên hệ thực tế sẽ đạt hiệu quả hơn.

GV THCS huyện Giồng Trôm có kỹ năng giáo dục HS tốt, thể hiện ở việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức các hoạt động đối với lớp chủ nhiệm, xử lý tốt các tình huống sư phạm; chịu khó tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh HS để có biện pháp giáo dục thích hợp; biết cách ứng xử với HS, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.

Có kỹ năng dạy học tốt, thể hiện ở việc xác định mục đích và yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng và giáo dục; biết tổ chức các hoạt động học tập của HS; đánh giá kết quả học tập của HS công bằng, khách quan. Tuy nhiên số GV lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài dạy chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)