Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 58 - 59)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm ĐNGV THCS

Nguồn GV tuyển mới bổ sung cho ĐNGV THCS t ỉnh Bến Tre nói chung và huyện Giồng Trôm nói riêng từ trước tới nay chủ yếu do trường CĐSP Bến Tre (nay là Cao đẳng Bến Tre) đào tạo. Hiện nay trường cao đẳng Bến Tre đã đào tạo đủ các môn dạy tại các trường THCS. Một số môn mới mở sau này như môn Anh Văn, môn Âm Nhạc và Mỹ thuật (bằng hình thức liên kết với các trường Đại học và cho đến nay vẫn áp dụng hình thức này).

Để giải quyết GV thiếu trong những năm từ 1976 đến 1998, Tỉnh có chủ trương đào tạo GV THCS dạng cấp tốc, đào tạo công đoạn (đào tạo nhiều hè, mỗi hè học một số phân môn). Những năm gần đây, nguồn GV bổ sung cho các trường THCS còn có sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm.

Công tác quy hoạch ĐNGV luôn được quan tâm do đặc thù của cấp học là số học sinh biến động theo từng năm học, số HS tăng, giảm cục bộ của các trường nên việc quy hoạch ĐNGV luôn biến động theo năm học, Phòng đã tổ chức duyệt biên chế hàng năm, thống kê số GV thừa, thiếu để thuyên chuyển bổ sung. Công tác quy hoạch chỉ dừng lại ở việc bố trí số GV/lớp theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, chưa có kế hoạch để định hướng cơ cấu về giớ tính và độ tuổi.

Công tác quy hoạch ĐNGV chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng, phân công giao việc để thử thách và rèn luyện, còn tách xa với định hướng bổ nhiệm, có trường hợp bổ nhiệm không thuộc diện quy hoạch, có những "quy hoạch treo" ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm và làm giàm ý chí phấn đấu của GV, tạo dư luận không tốt trong công tác tổ chức cán bộ. Công tác quy hoạch ĐNGV của Phòng GD&ĐT đang chịu nhiều tác động từ các cấp, các ngành, quy hoạch vừa đảm bảo ổn định đời sống và công tác của ĐNGV hiện nay vừa phải đảm bảo cùng xã hội tham gia giải quyết việc làm cho những người đã được đào tạo nên gặp nhiều khó khăn.

Phòng GD&ĐT, xem xét các hồ sơ GV dự xét tuyển do các trường THCS đã đồng ý và gửi về. Phòng GD&ĐT kiểm tra hồ sơ, định mức biên chế…và ra quyết định công nhận kết quả xét tuyển viên chức của các đơn vị.Tuy nhiên, việc xét tuyển GV chủ yếu căn cứ vào kết quả học tập toàn khóa nhưng kết quả đó không phải là tất cả. Các văn bản quy định, hướng dẫn tuyển dụng GV chưa rõ ràng, chồng

chéo và thiếu tính cụ thể. Việc xét duyệt chỉ tiêu biên chế để tổ chức tuyển dụng còn chậm và qua nhiều khâu trung gian. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu đội ngũ, dễ nãy sinh các tiêu cực trong xã hội.

Về sử dụng ĐNGV THCS: “Các đơn vị, trường học đảm bảo bố trí cán bộ, giáo viên, công nhân viên đúng qui định, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực sở trường của từng người; quan tâm đến đào tạo, quy hoạch cán bộ quản lý, phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm và tránh hụt hẫng cán bộ trong thời gian tới” theo Báo cáo tổng kết năm học 2011 -2012 của Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm.

Hiện nay hầu hết các trường THCS bố trí GV là Tổng phụ trách đội, GV chủ nhiệm đảm nhận công tác giáo dục tập thể, GDNG lên lớp. Phân công chủ nhiệm thường chọn GV có nhiều tiết/tuần như Văn, Toán… , bố trí GV toán dạy tin học vì vậy GV dư ra là GV Toán, Văn và Lịch sử nhưng không nhiều. Để giải quyết GV dư (luân chuyển, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu trước tuổi, chuyển việc…), bổ nhiệm, luân chuyển Hiệu trưởng các trường hết nhiệm kỳ là việc hết sức khó khăn không kém công tác tuyển dụng vì việc bổ nhiệm cũng phải theo định hướng của các cấp lãnh đạo địa phương, nên xãy ra tình trạng thiếu thống nhất về bổ nhiệm.

Ưu điểm của biện pháp quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm ĐNGV THCS:

Số lượng GV được tăng dần, tỉ lệ GV trên lớp đạt và vượt định mức qui định, ĐNGV được trẻ hóa, cơ cấu GV được đồng bộ hóa.

Hạn chế của biện pháp quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm ĐNGV THCS:

Số lượng GV tuy đã đủ nhưng cơ cấu GV chưa thật đồng bộ, đặc biệt thiếu GV Công nghệ, Tin học vì vậy phải bố trí dạy chéo môn.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 58 - 59)