Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 68 - 69)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc thực hiện xây dựng và phát triển ĐNGV mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý. Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn Ngành. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện cho ĐNGV phát triển toàn diện, không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng cho việc tiếp thu những kiến thức mới vào giảng dạy.

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Vì vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, mục tiêu vừa là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của con người. Trong công tác quản lý phải lấy thực tiễn làm cơ sở cho phương pháp luận, hoạt động quản lý phải bám sát quá trình phát triển của thực tiễn đầy biến động. Do đó, việc xác lập các biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp được thể hiện ở việc quản lý phải gắn với thực trạng ĐNGV hiện tại, gắn với những đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà trường THCS trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w