9. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Công tác bồi dưỡng và định hướng đào tạo lại ĐNGV THCS
Để hình thành một đội ngũ nhà giáo ưu tú, công tác đào tạo chưa đủ mà phải đi kèm công tác bồi dưỡng còn gọi là tu nghiệp, đào tạo thêm, đào tạo lại v.v... thực chất là chủ trương học tập thường xuyên của các thầy giáo. Ngành giáo dục tỉnh Bến Tre nói chung và ngành giáo dục huyện Giồng Trôm nói riêng đã nhận thức đúng vấn đề này nên đã làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng: đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa, thực hiện bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chính trị.
Nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV THCS, trong những năm học qua, Phòng GD&ĐT đã có kế hoạch tổ chức để toàn thể GV THCS có thể tham gia các đợt tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo hình thức tập trung về Sở GD&ĐT để tập huấn hoặc cử GV có năng lực tham dự các lớp tập huấn do Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức. Sau đó triển khai đến toàn thể GV tại địa phương; có kế hoạch chỉ đạo việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo các nội dung của Bộ và Sở quy định. Phòng GD&ĐT thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đối với các bộ môn, tổ chức hội thảo về chương trình, nội dung sách giáo khoa. Tuy vậy, việc tổ chức tập trung ở Sở thường vào dịp hè dẫn đến việc tập trung GV gặp nhiều khó khăn, GV phải đi lại xa ảnh hưởng đến chất lượng học tập, việc tổ chức tại Phòng lại diễn ra trong năm học nên khó huy động GV tham gia đầy đủ.
Đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa
Do nguồn gốc đào tạo của GV THCS có nhiều loại chương trình nên công tác bồi dưỡng chuẩn hóa được quan tâm. GV được đào tạo theo hình thức công đoạn, cấp tốc được trường Cao đẳng Sư phạm bồi dưỡng để đạt chuẩn.
Đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn
Trong thời gian từ 2005 -2010, ngành đã có 104 người tham gia đào tạo nâng chuẩn, hiện tại số GV THCS đang học Đại học Sư phạm là 42 người. Số GV nâng chuẩn từ năm 2000 lại đây hầu hết bằng hình thức học từ xa do các trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế giảng dạy.
Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
những kiến thức, kỹ năng còn thiếu, kiến thức, kỹ năng mới và những đổi mới về chủ trương, đường lối về GD – ĐT, về chương trình và nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, Phòng GD&ĐT Giồng Trôm đã thực hiện đầy đủ các lần Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho GV.
Qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên đã bổ sung và cập nhật kiến thức về chính trị, tư tưởng; về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV; bồi dưỡng cho GV năng lực tiếp cận những đổi mới và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học có liên quan trực tiếp tới môn học (đặc biệt là đổi mới phương pháp giáo dục, những thành tựu khoa học mới ở trong nước, khu vực và thế giới); rèn luyện năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.
Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và SGK mới
Từ năm học 2002 - 2003, Ngành Giáo dục bắt đầu sử dụng sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6. Các năm học sau, tuần tự sử dụng sách giáo khoa mới ở các lớp tiếp theo. Hè năm 2006 hoàn chỉnh chương trình bồi dưỡng sử dụng SGK cho lớp 9.
Ngoài các đợt bồi dưỡng, tập huấn trên, hè năm 2010 Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm cũng đã tổ chức lớp “Bồi dưỡng Lãnh đạo và Quản lý trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore” cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện. Phòng GD&ĐT Giồng Trôm cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho GV THCS như: Lớp Bồi dưỡng dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình giáo dục phổ thông; lớp bồi dưỡng Phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào một môn học cấp THCS; lớp Bồi dưỡng tập huấn PPDH tích hợp luật giao thông, phòng chống ma túy và phòng chống HIV/AIDS; Lớp Triển khai chuẩn nghề nghiệp GV THCS và tập huấn triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở trường THCS. Nhằm tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy, Sở GD& ĐT Bến Tre cũng đã mở lớp tập huấn cho các trường phổ thông các Phòng GD&ĐT về chuyên đề Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-learning mã nguồn mở Open Office vào tháng 6/2010.
Bồi dưỡng GV thông qua các kỳ thi GV dạy giỏi:
Phòng GD&ĐT, riêng Sở GD&ĐT tổ chức 2 năm một lần. Qua các kỳ thi đã kiểm tra được trình độ của GV và HS đồng thời khuyến khích GV tự nâng cao trình độ, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
Ngoài các biện pháp trên Phòng GD&ĐT Giồng Trôm cũng khuyến khích thực hiện các đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Qui định tất cả GV phải có sáng kiến kinh nghiệm có giá trị mới được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện, tất cả được kiểm định, đánh giá.
Đánh giá về biện pháp đào tạo bồi dưỡng
Ưu điểm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV của huyện Giồng Trôm có những ưu điểm đó là: việc tổ chức bồi dưỡng GV đã có kế hoạch, có nền nếp, kết quả tương đối tốt. ĐNGV xác định rõ ý thức tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng thiết thực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn với thực hành sư phạm. Trong đào tạo, bồi dưỡng đã chú ý bồi dưỡng: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị, xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp…
Tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị tốt. Công tác kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng được chú ý, các kết quả trên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức và kỹ năng, GV được trang bị bổ sung các kiến thức một cách hệ thống, góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông qua công tác bồi dưỡng giúp cho GV được tiếp thu một cách có hệ thống, các quan điểm của Bộ GDĐT về chủ trương thay sách, về đổi mới Phương pháp giảng dạy, về hệ thống Nội dung - Chương trình- SGK mới theo từng bộ môn.
Tồn tại: Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế. Phương pháp bồi dưỡng của một số GV cốt cán còn hạn chế, nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tế. Một số báo cáo viên năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của GV, thực hiện thời gian bồi dưỡng chưa đạt yêu cầu. Các lớp học nhiều khi tập trung quá đông GV vì vậy kết quả chưa cao.
Một bộ phận không nhỏ GV chưa có ý thức học tập, bồi dưỡng nên chưa tập chung tiếp thu, đi trễ về sớm so qui định. Việc bồi dưỡng chỉ cốt đối phó với cấp trên.
Về đánh giá kết quả sau khóa bồi dưỡng, theo Qui chế bồi dưỡng cho GV, ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BGD &ĐT, ngày 15/2/2005 qui định “Kết quả BDTX được xếp theo các mức Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu” nhưng thực tế qua các lớp bồi dưỡng ở huyện G i ồ n g T r ô m ít khi có đánh giá xếp loại, chủ yếu sau học tập, bồi dưỡng GV viên bản thu hoạch là xong vì vậy cũng không khuyến khích GV có gắng học tập.