9. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV THCS
Trong những năm qua, việc đánh giá xếp loại GV THCS tại huyện Giồng Trôm được thực hiện thường xuyên, góp phần cho nhà trường và các cấp quản lý giáo dục nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Việc đánh giá, xếp loại GV THCS theo các văn bản sau: Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 cả Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Qui chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập; văn bản số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006; văn bản số 10227/PTTH ngày
11/9/2001 của BGD&ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học; chức trách, nhiệm vụ của GV được phân công; những quy định về GV trong Điều lệ nhà trường; Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hiện hành và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đánh giá, xếp loại GV.
Kiểm tra, đánh giá ĐNGV là một nội dung rất quan trọng của công tác quản lý, là công việc cần phải tiến hành thường xuyên, là một chức năng của công tác quản lý và đó cũng là một trong những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Kiểm tra, đánh giá ĐNGV để xác định về số lượng, cơ cấu, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện các quy chế, nội quy, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ, thăm lớp xem xét các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn, chế độ đối với GV, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các đơn vị trường học, điều quan trọng của công việc kiểm tra là phát hiện những điểm mạnh của đội ngũ để phát huy và những bất cập để có kế hoạch điều chỉnh, định hướng phát triển đội ngũ đồng bộ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT.
Từ năm học 2010 - 2011, Phòng Giáo Dục Giồng Trôm đã triển khai Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày22/10/2009 và Công văn số 660 / BGDĐT - NGCBQLGD, ngày 09/02/2010 về việc triển khai Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và THPT. Bước đầu được GV đồng tình và đánh giá cao.
Ưu điểm: Việc đánh giá, xếp loại được tiến hành có nền nếp hàng năm, góp phần tạo nên động lực tốt cho GV thi đua dạy tốt. Căn cứ vào kết quả đánh giá để bố trí, sử dụng GV, đề bạt, bổ nhiệm CBQL.
Hạn chế: Nội dung đánh giá còn một số điểm chưa hợp lý, nội dung đánh giá còn chung chung mang tính định tính nhiều, khó vận dụng. Một số trường học còn chưa quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá, còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, bình xét qua loa, ngại đụng chạm, nên xếp loại Xuất sắc, Khá là chủ yếu, chưa sát thực tế. Trong thời gian qua, việc kiểm tra, đánh giá ĐNGV chủ yếu là kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, việc kiểm tra nhiệm vụ giáo dục còn hạn chế. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm chủ yếu chỉ phục vụ cho năm học tiếp theo, chưa có kế hoạch định hướng phát triển ĐNGV mang tính chiến lược 5 năm, 10 năm.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng ĐNGV còn nhiều thụ động.