Quan điểm chỉ đạo phát triển ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Quan điểm chỉ đạo phát triển ĐNGV THCS

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới công tác đào tạo con người thông qua hoạt động giáo dục. Người khẳng định "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng vẻ vang đó, theo Người cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng.

Trước tiên, muốn thực hiện tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của đội ngũ này trong sự nghiệp cách mạng. Theo Người "… nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói đến kinh tế, văn hóa"[11, tr.22]. Do đó, Bác khẳng định "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh" [10, tr.98]. Đồng thời với sự đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhiều quan điểm về công tác xây dựng đào tạo đội ngũ nhà giáo.

Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo. Người khẳng định trách nhiệm đó của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước với vai trò là người lãnh đạo và quản lý. Đảng, Nhà nước phải "quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt" [10, tr.116], trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo là nội dung trọng tâm. Người yêu cầu cán bộ làm công tác QLGD "phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc" [10, tr.26]. Muốn vậy, "phải đi sâu vào việc điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm" để chủ động nắm bắt được suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo, phát huy ưu điểm, phát hiện và khắc phục nhược điểm, thiếu sót trong quá trình quản lý. Đồng thời, phải trang bị cho đội ngũ nhà giáo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vì trường học của chúng ta là trường học

xã hội chủ nghĩa, mỗi thầy cô giáo phải là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận đó.

Tạo ra cho nhà giáo những môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực giảng dạy cũng được thể hiện trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chỉ đạo sát sao các phong trào thi đua như phong trào "kế hoạch nhỏ", công tác Trần Quốc Toản, đặc biệt là phong trào "dạy tốt, học tốt". Theo Người, các phong trào thi đua góp phần tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho nhà giáo. Nó thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ của xã hội đối với nhà giáo, tạo niềm tin và phấn khởi cho ĐNGV khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Mặt khác, phong trào hai tốt còn góp phần xây dựng ĐNGV về chất lượng.

Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sự nỗ lực phấn đấu của mỗi nhà giáo là động lực chủ yếu để phát triển ĐNGV cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể rút ra một số yêu cầu đối với nhà giáo như sau:

Nhà giáo phải phát huy tinh thần học tập không ngừng. Người vẫn thường dẫn lai câu nói của Khổng Tử "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" và lời dạy của Lênin "Học, học nữa, học mãi" để nhắc nhở các thầy, cô giáo "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt….phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn…." [11, tr.403]. Bác khuyên cán bộ và giáo viên "chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội" [11, tr.489]. Bác rất quan tâm đến việc học ở nhân dân, có "biết làm học trò của dân thì mới làm được thầy học của dân". Ngày nay, trước sự phát triển nền kinh tế tri thức thì thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm là yêu cầu bức thiết của đội ngũ nhà giáo.

Mỗi giáo viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, ra sức học tập lý luận chính trị vì "giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân" [10, tr.72]. Nhà giáo "phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình….khó khăn thì phải chịu

trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ" [10, tr.98-99] để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Trong quan hệ "thầy và trò thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình) để giúp nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi" [11, tr.40]. Tuy nhiên, "dân chủ, nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối đầu bằng" [10, tr.50]. Đây không chỉ lời khuyên dành riêng cho mỗi nhà giáo mà còn là nền tảng cho Đảng và Nhà nước ta trong hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ nhà giáo theo đúng nghĩa "thầy ra thầy, trò ra trò".

Ngày nay, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, toàn xã hội cùng với ngành giáo dục rất quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối và, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Để thực hiện thắng lợi, Đảng và Nhà nước cần quán triệt sâu rộng và tích cực triển khai trong toàn xã hội, trước hết là ngành giáo dục những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa ĐNGV cũng như cán bộ QLGD cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ" [10, tr.15].

Kết luận Hội nghị Trung ương khóa IX nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, coi đây là một phần trọng tâm của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại ĐNGV và CBQL giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới". Quan điểm này được khẳng định lại trong Chỉ thị 40/CT/TW (15/6/2004) của Ban Bí thư: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số

lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo".

Trong Điều 15, Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005-2010" xác định mục tiêu tổng quát: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo".

Về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa ĐNGV, trong Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đũi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.

Phát triển ĐNGV trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại.

Luật giáo dục năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên. Điều 70 nói rõ tiêu chuẩn của nhà giáo: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, phải có đủ tiêu

chuẩn: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)