9. Cấu trúc luận văn
2.3.6. Xây dựng sự đồng thuận trong ĐNGV THCS
Xây dựng sự đồng thuận trong ĐNGV chính là giải quyết mâu thuẩn giữa những mặt đối lập, giữa những sự bất đồng, khác biệt về suy nghĩ, hành động. Nhưng đấu tranh ở đây không bằng con đường bạo lực, mà thông qua trao đổi, hiệp thương, thảo luận, giải thích, vận động để đi đến thống nhất, tạo điều kiện xây dựng bầu không khí sư phạm tốt đẹp.
Nội dung cơ bản của đồng thuận xã hội, đó là đồng thuận chính trị, đồng thuận kinh tế và đồng thuận văn hóa. Đồng thuận văn hóa là nâng cao tính cởi mở của môi trường tinh thần hay của nền văn hóa nhằm tạo động lực cho sự phát triển.
Thực trạng hiện nay, một số CBQL ở một số trường còn thiếu công bằng, dân chủ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh, kiểm tra. Một số GV còn có hiện tượng bằng mặt mà không bằng lòng, viết đơn, thư nặc danh tố cáo làm giảm uy tín của nhau, tạo khoảng cách giữa CBQL, GV và nhân viên.
Nguyên nhân của tồn tại trên là do chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, công tác thanh tra, kiểm tra thiếu khách quan, các vấn đề liên quan đến quyền lợi cá nhân chưa được cụ thể hóa bằng các quy định, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, thuyên chuyển chưa thực sự công bằng, việc nâng lương, thực hiện các chế độ, chỉ tiêu tài chính thiếu sự công khai minh bạch, rõ ràng. Việc xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, thực hiện quy tắc ứng xử trong đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.
Tiểu kết Chương 2
Giồng Trôm là huyện vùng sâu, kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại khó khăn, đời sống người dân ở mức thấp. Số hộ dân có đời sống khó khăn (8,99%), đó là những thách thức cho sự phát triển giáo dục, nhưng nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và chính quyền địa phương, sự quản lý tương đối tốt, ngành giáo dục huyện Giồng Trôm đã thu được những thành tựu đáng kể.
Mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp, đáp ứng dược nhu cầu học tập người dân. Đã tập trung đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy học và xây dựng, mở rộng qui mô trường lớp. Huyện đã có đủ các cấp học từ mầm non tới THPT, dạy nghề.
Chất lượng giáo dục các cấp học nói chung đáp ứng được yêu cầu, đẩy mạnh huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, đi đôi với tiếp tục thực hiện PCGD, học sinh bỏ học ngày càng giảm, hàng năm tỉ lệ học sinh lên lớp ở bậc tiểu học và THCS từ 98 % trở lên. Củng có kết quả xóa mù chữ, được công nhận và duy trì đạt chuẩn PCGD Tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS tiến tới thực hiện PCGD THPT.
ĐNGV THCS đã được quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT vì vậy đã phát triển đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Việc tổ chức cho GV học tập nâng chuẩn được chú ý, chất lượng ĐNGV ngày càng được nâng cao. Các chế
độ, chính sách đối với GV được đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời. Việc sử dụng ĐNGV THCS tương đối hợp lý.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vẫn bộc lộ những tồn tại: Tuy n h i ê n , mạng lưới trường lớp cũng còn phân tán, manh mún rất khó quản lý và chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục. Một bộ phận nhỏ CBQL giáo dục và GV vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, c h ưa nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy; số lượng GV vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ về giới tính, chuyên môn và thiếu cân đối giữa các trường THCS trong huyện; trình độ chuyên môn của GV chưa đồng đều; việc đổi mới PPDH còn chậm; Phòng GD&ĐT chưa có cơ chế, chính sách hợp lý, thiếu chủ động trong việc tuyển dụng và thu hút GV giỏi; việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV còn hạn chế; chưa có những biện pháp cụ thể để tạo sự đồng thuận trong ĐNGV.
Từ những đánh giá chung về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội, thực trạng giáo dục của bậc THCS của huyện Giồng, dựa trên sự phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập đó cho thấy việc xác lập những biện pháp phát triển ĐNGV các trường THCS huyện Giồng Trôm, tình Bến Tre trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT của huyện nhà.
Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐNGV THCS CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị TW2, khóa VIII về định hướng phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về " Phát triển GD&ĐT, khoa học và công nghệ"; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị TW7, khóa X về việc " Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước".
Căn cứ Quyết định Số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020. Để phát triển ĐNGV và CBQLGD, Chiến lược nêu lên một số biện pháp sau đây:
Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo GV, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo GV.
Đảm bảo từng bước có đủ GV thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, GV dạy ngoại ngữ, GV tư vấn học đường và hướng nghiệp, GV giáo dục đặc biệt và GV giáo dục thường xuyên.
Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và CBQLGD. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% GV mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% GV mầm non, 100% GV tiểu học, 88% GV THCS và 16,6% GV trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% GV trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.
Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ.
Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và CBQLGD, nhất là với GV mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.
Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư (khóa IX) về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX về "Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015": Kế hoạch số 2180/KH-UBND ngày 01/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về "Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2011 - 2015".
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Giồng Trôm lần thứ X định hướng phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 - 2015; Đề án " Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đến năm 2020".
Căn cứ vào thực trạng ĐNGV các cấp học, ngành học trên địa bàn toàn huyện nói chung và ĐNGV THCS nói riêng trước yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là những cơ sở mang tính định hướng để xác lập các biện pháp phát triển ĐNGV THCS nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Việc thực hiện xây dựng và phát triển ĐNGV mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý. Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn Ngành. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện cho ĐNGV phát triển toàn diện, không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng cho việc tiếp thu những kiến thức mới vào giảng dạy.
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Vì vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, mục tiêu vừa là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của con người. Trong công tác quản lý phải lấy thực tiễn làm cơ sở cho phương pháp luận, hoạt động quản lý phải bám sát quá trình phát triển của thực tiễn đầy biến động. Do đó, việc xác lập các biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp được thể hiện ở việc quản lý phải gắn với thực trạng ĐNGV hiện tại, gắn với những đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà trường THCS trên địa bàn huyện.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV chỉ có thể phát huy tác dụng tốt khi được vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp và có tính pháp lý cao. Vì vậy, khi xác lập các biện pháp quản lý phải tuân thủ theo chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền ban hành như: Luật Giáo dục; Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học (ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT...); căn cứ vào mục tiêu đề ra, trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể về các nguồn lực và thực trạng của ĐNGV. Việc đảm bảo tính pháp lý làm tăng hiệu lực và tạo thuận lợi rất cơ bản cho việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trường học. Bản chất của quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự
kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của hiệu trưởng với hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của GV trong nhà trường.
Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ như: Lập quy hoạch đội ngũ, tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ và xây dựng điều kiện để thực hiện công việc cũng như công tác tham mưu tạo điều kiện thực hiện phát triển ĐNGV THCS.
Việc phát triển ĐNGV phải kết hợp được giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực; phải đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng GV, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức đội ngũ; có cơ chế chính sách hợp lý để thu hút GV giỏi; đảm bảo thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Sự đồng bộ trong biện pháp phát triển phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng với các thành viên tham gia vào việc phát triển ĐNGV của nhà trường. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì mới nâng cao chất lượng GV và khi đó chất lượng GD&ĐT toàn diện mới đạt hiệu quả thực thụ.
3.2. Biện pháp phát triển ĐNGV THCS huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
3.2.1. Nâng cao nhận thức của ĐNGV THCS về việc tự hoàn thiện bản thân
3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người GV THCS trong sự nghiệp giáo dục của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời giúp cho người GV tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại.
Xu thế hội nhập quốc tế là vấn đề tất yếu, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra những yêu cầu mới, những tri thức thực tiễn về hội nhập và nền kinh tế thị trường còn mới mẻ, thẩm chí là xa lạ với một số GV, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin, HS tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn, cập nhật những tri thức hiện đại bằng nhiều phương tiện hiện đại khác nhau; mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có những thay đổi về định hướng giá trị mới, yêu cầu người GV phải không ngừng tự đổi mới về bản thân.
Người GV là người phải thực sự thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Phải là người đầu tàu, gương mẫu, tiên
phong trong việc thưc hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành; là tấm gương cho thế hệ học sinh noi theo. Do vậy, giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNGV mang ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng vì: ĐNGV có thấm nhuần chính trị tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng vô sản thì mới chuyền tải đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các thế hệ học sinh một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao nhận thức của ĐNGV THCS; bản thân mỗi GV đều phải nhận thấy rằng: nếu không tự học, tự nghiên cứu thì sẽ không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và biến quá trình đào thải thành tự đào thải.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tăng cường bồi dưỡng cho ĐNGV về chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các quy định của Nhà nước và của Ngành, nhiệm vụ và kế hoạch GD&ĐT năm học mới, tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế.
Việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho ĐNGV chính là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm để mỗi thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách. Đặc biệt, ĐNGV thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: phong trào thi đua “Hai tốt” phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự