9. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm
Sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng đội ngũ và các giải pháp phát triển ĐNGV THCS huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển ĐNGV THCS gồm: Nâng cao nhận thức của ĐNGV THCS về việc tự hoàn thiện bản thân; Xây dựng quy hoạch, hoàn thiện khâu tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm ĐNGV THCS; Tăng cường quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy; Đổi mới công tác bồi dưỡng và định hướng đào tạo lại ĐNGV THCS; Xây dựng các điều kiện hỗ trợ việc phát triển ĐNGV THCS; Xây dựng sự đồng thuận trong ĐNGV THCS.
Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung đã xác định trên, trong bộ phiếu câu hỏi có những câu hỏi mở để tranh thủ thêm những kinh nghiệm của các chuyên gia ngoài những nội dung đã xác định trước.
Về thành phần chuyên gia, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đối với lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT, các HT, PHT và các tổ trưởng chuyên môn và GV của các trường THCS, cụ thể như sau: Phòng GD&ĐT huyện: 08 người; HT, PHT các trường THCS: 41 người; Tổ trưởng chuyên môn và những GV có nhiều uy tín, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy các trường THCS: 100 người (mỗi đơn vị 5 GV).
Qua hơn 4 tháng vừa xác định nội dung, soạn và gửi bộ phiếu hỏi đến các chuyên gia, thu nhận và xử lý kết quả. Chúng tôi nhận thấy đa phần các phiếu trả lời thể hiện tính xây dựng, giúp đỡ và có chất lượng cao.
3.3.2. Khảo nghiệm nhận thức về tính hợp lý và khả thi của các biện phápđề xuất đề xuất
Các biện pháp của tác giả đề xuất được rút ra qua quá trình nghiên cứu trên cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV, khảo sát và đánh giá thực trạng về ĐNGV hiện nay, căn cứ vào thực tiễn phát triển ĐNGV THCS của GD&ĐT Giồng Trôm, hoàn cảnh thực tiễn của các trường THCS và đặc điểm tình hình phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện. Kết quả khảo nghiệm theo bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
T
T Nội dung biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Rất khả thi % Khả thi % Không khả thi % 1 Nâng cao nhận thức của ĐNGV về việc tự
hoàn thiện bản thân 86,9 13,1 78,5 21,5
2 Xây dựng quy hoạch, hoàn thiện khâu tuyển
dụng, sử dụng ĐNGV 94,2 5,8 85,3 14,7
3 Thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy 85,7 16,3 96 4
4 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và định
hướng đào tạo lại ĐNGV 83,5 16,5 85,6 14,4
5 Xây dựng các điều kiện hổ trợ việc phát
triển ĐNGV 93,5 6,5 93,8 6,2
6 Xây dựng sự đồng thuận trong ĐNGV 80 20 77,4 22,6
Qua bảng 3.1 ta thấy 100% CBQL và GV được lấy phiếu khảo sát nhận thấy 6 biện pháp đều cần thiết.
Mức rất cần thiết thể hiện ở các mức độ khác nhau nhưng cả 6 biện pháp đều đạt từ 75% trở lên, thể hiện:
Mức cao nhất ở biện pháp 2 “Xây dựng quy hoạch, hoàn thiện các khâu tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm ĐNGV” đạt trên 95% ý kiến đánh giá là rất cần thiết. Các biện pháp được đánh giá mức độ rất cần thiết đạt từ 80 đến 95% là biện pháp 5 “Xây dựng các điều kiện hổ trợ việc phát triển ĐNGV”, và biện pháp 6 “Xây dựng sự đồng thuận trong ĐNGV”.
Về tính khả thi cũng như được tất cả CBQL, chuyên viên và GV cho rằng khả thi từ 75% trở lên. Trong đó, các biện pháp xây dựng các điều kiện hỗ trợ việc nâng cao chất lượng ĐNGV; tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy; đổi mới công tác bồi dưỡng và có định hướng đào tạo lại GV được nhận định có tính khả thi cao, thật vậy: đó là những biện pháp hoàn toàn chủ động của lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQLGD các đơn vị trường còn những biện pháp khác ít nhiều có phụ thuộc vào tài chính hoặc liên quan đến các phòng ban, ngành khác.
Qua khảo nghiệm trên, tác giả có nhận định rằng: các biện pháp đề xuất điều được đánh giá cao về tính cần thiết và khả thi. Vì vậy, nếu áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ, linh hoạt thì có khả năng phát triển được ĐNGV THCS huyên Giồng Trôm, tỉnh Bến tre trong thời gian tới.