Trường THCS và mạng lưới trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Trường THCS và mạng lưới trường THCS

Trường THCS là cơ sở giáo dục của cấp học, nối tiếp nhiệm vụ của bậc tiểu học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông cơ sở. Đó là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Trường THCS có nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học tới trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng; Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; Phối hợp gia đình, xã hội thực hiện các hoạt

động giáo dục; Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của trường THCS: Trường THCS có: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, nhân viên hành chính – quản trị (gồm có: hành chính, quản trị, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ) và ĐNGV trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, trong trường THCS còn có các tổ chức liên quan cùng tham gia hoạt động giảng dạy, học tập như: Hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên …)

Khi nghiên cứu về ĐNGV ở trường THCS, cần đặt các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của tổ chức, phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương. Nếu bỏ qua các nội dung đó thì không đầy đủ, phiến diện .

Mạng lưới trường THCS: Được bố trí tương đối đều khắp các địa bàn lãnh thổ, theo nguyên tắc cho từng xã, phường hoặc cụm xã, phường. Hiện nay THCS đang trở thành cấp học được phổ cập ở hầu hết các huyện, thị, thành phố, các địa phương đều có chủ trương bố trí mỗi xã, phường ít nhất có 1 trường THCS. Việc bố trí như vậy vừa tạo thêm cơ hội cho học sinh đi học, vừa tăng thêm năng lực vận động học sinh tới trường.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)