Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 69 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trường học. Bản chất của quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự

kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của hiệu trưởng với hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của GV trong nhà trường.

Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ như: Lập quy hoạch đội ngũ, tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ và xây dựng điều kiện để thực hiện công việc cũng như công tác tham mưu tạo điều kiện thực hiện phát triển ĐNGV THCS.

Việc phát triển ĐNGV phải kết hợp được giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực; phải đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng GV, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức đội ngũ; có cơ chế chính sách hợp lý để thu hút GV giỏi; đảm bảo thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Sự đồng bộ trong biện pháp phát triển phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng với các thành viên tham gia vào việc phát triển ĐNGV của nhà trường. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì mới nâng cao chất lượng GV và khi đó chất lượng GD&ĐT toàn diện mới đạt hiệu quả thực thụ.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w