- Mua áo thun Mua nước uống
3. Các phương thức định giá
Chúng ta cĩ thể chia thành 3 cách tiếp cận chính: định giá trên cơ sở chi phí, định giá trên cơ sở cạnh tranh, định giá trên cơ sở gía trị khách hàng
3.1. Định giá trên cơ sở chi phí:
Đây là chi phí sản xuất, phương pháp này phổ biến nhất và cũng hợp lý nhất tính đến thời điểm này. Cĩ 2 phương pháp:
(1) Định giá cộng chi phí: đơn giản dễ tính nhất. Cách tính, một phần lợi nhuận chuẩn được cộng vào chi phí sản xuất, phân phối, và quảng bá thương hiệu. Phần lợi nhuận này thay đổi tuỳ theo loại sản phẩm. Nhược điểm của phương pháp này là bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng phổ biến vì: nhà sản xuất nắm vững chi phí sản xuất hơn là cầu trên thị trường, nên chỉ cần cơng thêm phần lợi nhuận thì việc định giá đã hồn tất; nếu các cơng ty trên thị trường đều áp dụng phương pháp định giá này thì cạnh tranh giá cả trên thị trường sẽ khơng cịn gay gắt nữa; người làm giá cảm thấy an tồn vì giá luơn cao hơn chi phí, nếu bán được thì cơng ty chắc chắn cĩ lãi; cảm nhận cho thấy rằng cĩ sự cơng bằng ở cả 2 phía nhà sản xuất và người tiêu dùng.
(2) Định giá theo lợi nhuận mục tiêu: là cách định giá dựa vào phân tích hồ vốn. Để định giá, nhà sản xuất phải xem xét các mức giá khác nhau và ước đốn sản lượng hồ vốn, khả năng về lượng cầu, và lợi nhuận về đơn vị sản phẩm để xác định tính khả thi của lợi nhuận mục tiêu
3.2. Định giá trên cơ sở cạnh tranh
Giá cả đươc xác định tuỳ theo tình hình cạnh tranh trên thị trường để đạt doanh thu mục tiêu. Giá cả thay đổi khi cơng ty xem xét giá trị của thương hiệu mình cao hay thấp so với giá trị của các thương hiệu cạnh tranh. Nhiều cơng ty cho rằng định giá này mang tính chất chiến lược vìd thị phần tăng thường dẫn đến lợi nhuận tăng. Tuy nhiên để tăng thị phần thì phải giảm giá, lợi nhuận/đvsp giảm, tác động mạnh vào vị trí thương hiệu… Phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh cĩ hai cách thức chính: định giá theo cạnh tranh hiện hành, và định giá đầu thầu kín.
(1) Định giá theo cạnh tranh hiện hành: dựa hồn tồn vào giá của đối thủ cạnh tranh, ít chú ý vào chi phí cũng như cầu trên thị trường. Cơng ty cĩ thể đinh gía bằng hoặc cao hơn, hay thấp hơn một ít so với đối thủ cạnh tranh. Phương pháp định giá này phổ biến đối với thị trường mà độ co dãn gía rất khĩ đo lường.
(2) Định giá đấu thầu kín: là trường hợp doanh nghiệp định giá dựa vào dự đốn cách định gía của đối thủ cạnh tranh hơn là chi phí và cầu trên thị trường.
3.3. Định giá trên cơ sở khách hàng
Dựa trên sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu. Nhận thức của khách hàng về giá trị và sự thoả mãn của họ là trọng tâm của phương pháp định giá này. Phương pháp định giá này cho thấy giá cả đem lại lợi nhuận bằng cách định giá thương hiệu ở mức mà khách hàng mong muốn chi trả. Điều này dẫn đến trường hợp giá cả của một thương hiệu thấp hơn giá trị thật sự của nĩ, và cĩ thể cịn thấp hơn chi phí sản xuất thương hiệu.