Các tỉnh trong vùng ĐBSCL theo báo cáo PCI năm 2012 gồm 11 tỉnh là: Đồng Tháp,Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Ngoài ra, khu vực này còn có thêm 02 tỉnh 01 tỉnh trực thuộc thành phố Trung ương là Cần Thơ và 01 tỉnh tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh là Long An. Đây là vùng có sự tập trung của nhiều tỉnh có thứ hạng khá trên cả nước.
Biểu đồ: 2.3. Chất lượng điều hành PCI của khu vực ĐBSCL 63.22 62.46 59.9 62.01 58 58.5 59 59.5 60 60.5 61 61.5 62 62.5 63 63.5 2009 2010 2011 2012
Nhìn chung nếu từ năm 2009 đến nay tình hình chung của cả nước đang có xu hướng tăng từ năm 2009-2010 và có xu hướng giảm lại trong năm 2012, thì ở khu vực ĐBSCL có xu hướng ngược lại từ năm 2009-2011 điểm số trung vị có xu hướng giảm, nhưng đến năm 2012 thì tăng, đồng thời khu vực ĐBSCL hằng năm điểm số trung vị đều cao hơn so với cả nước, các tỉnh trong khu vực chênh lệch về điểm số không đáng kể. Trong các chỉ số thành phần của khu vực ĐBSCL có xu hướng chung của cả nước là chi phí gia nhập thị trường, tính năng động của lãnh đạo và đào tạo lao động đang có xu hướng cải thiện, tuy nhiên về chi phí dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và thiết chế pháp lý đang có xu hướng giảm; nếu như năm 2010, 2011 thiết chế pháp lý của khu vực có xu hướng cải thiện dần thì đến năm 2012 lại lùi về điểm xuất phát của năm 2009. Đồng thời, chi phí không chính thức năm 2011 cũng cải thiện thì năm 2012 cũng bị lùi về năm 2009.
Biểu đồ: 2.4 Chỉ số thành phần của khu vực ĐBSCL
8.97 7.61 6.45 6.49 7.11 6.33 4.08 4.75 4.26 8.93 7.11 5.98 6.75 7.02 6.48 3.47 4.91 4.26 0 10 Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch
Chi phí thời gian
Chi phí không chính thức Tính năng động
Dịch dụ hỗ trợ DN Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2009- 2012)