Địa hình:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 51 - 52)

Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi không lớn lắm, từ 0,8 m - 1,2 m, được phân chia thành 4 tiểu vùng địa hình:

- Tiểu vùng thuộc Vùng Tứ giác Long Xuyên: địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, với các vùng trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m; nơi cao nhất là vùng đất giáp Campuchia: 0,8 m - 1,2 m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên: 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên 1 bờ viền ngăn nước.

- Tiểu vùng thuộc Vùng Tây Sông Hậu: có địa hình hướng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên,

thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp 0,7 - 0,9 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé: 0,1 - 0,2 m.

- Tiểu vùng thuộc Vùng U Minh Thượng: có địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nước vào mùa mưa. Cao độ biến động từ - 0,1 đến - 1,1 m; nơi cao nhất của tiểu vùng là trung tâm Hồ Rừng: 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn: - 0,1 đến - 0,4 m.

- Vùng đảo và hải đảo: địa hình thường cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều dần 4 phía. Riêng đảo Phú Quốc có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 51 - 52)