Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 122 - 123)

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua cũng như vị trí chiến lược của tỉnh đối với vùng ĐBSCL và cả nước, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển đến năm 2020 của tỉnh Kiên Giang là:

(1). Tranh thủ thời cơ, khắc phục hạn chế, vượt qua thách thức, phát huy thành tựu kinh tế-xã hội đã đạt được, huy động mọi điều kiện và nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, sớm đưa Kiên Giang trở thành tỉnh có vị trí kinh tế cao trong Vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL và cả nước.

(2). Xây dựng Kiên Giang thành một địa bàn kinh tế mở trên cơ sở tạo ra những đột phá, động lực cho sự phát triển theo hướng tập trung phát triển kinh tế biển, ven biển, hải đảo theo Chiến lược biển của Chính phủ, tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ-du lịch và công nghiệp chủ lực –mũi nhọn. Chú trọng đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia và vùng ĐBSCL tạo điều kiện kết gắn và phát triển mạnh hơn các vùng Tây sông Hậu và U Minh Thượng. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hướng mạnh

về xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tập trung khai thác toàn diện các tiềm năng thế mạnh tùng vùng của tỉnh về sản xuất lúa, thủy sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn nữa, nhanh chóng trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển toàn diện và bền vững.

(3). Tăng trưởng kinh tế cao gắn chặt với công bằng xã hội, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa xã hội, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo… Chú trọng phát triển nguồn nhân lực như là quan điểm vừa mang tính sách lược vừa mang tính chiến lược làm nền tảng cơ bản đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Phát triển cân đối các vùng biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số…để tạo ra cộng đồng dân cư phát triển đồng đều và hài hòa trên địa bàn Kiên Giang làm động lực cho sự phát triển bền vững.

(4). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng (đặc biệt là ở các xã đảo, khu vực biên giới với Campuchia), hợp tác quốc tế chặt chẽ, đặc biệt là với các tỉnh giáp biên thuộc vương quốc Campuchia; chú trọng phát triển kinh tế-xã hội-an ninh với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái ổn định và bền vững lâu dài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)