Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 52 - 54)

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.627 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tài nguyên đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 573.240 ha, chiếm 90,33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong 2 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất ở vùng ĐBSCL. Diện tích rừng ở Kiên Giang bị giảm đi đáng kể. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 98.056 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, rừng sản xuất: 26.309 ha, chiếm 26,8%; rừng phòng hộ: 32.225 ha, chiếm 32,9% và rừng đặc dụng 39.522 ha, chiếm 40,3%.

Rừng có độ che phủ cao tập trung ở khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc, như dãy Hàm Ninh, núi Bãi Đại; có nhiều loại gỗ quý như: kiền kiền, trai, săng lẻ…

Rừng cấm thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên khoảng 14.400 ha rừng ngập mặn, tập trung ở Cửa Cạn, rạch Tràm, rạch Cái Lấp. Các loại cây đặc chủng trong rừng bảo tồn thiên nhiên như: đước, vẹt, bầu, rừng tràm…

Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa rất quan trọng giữ nguồn nước và bảo vệ sinh học và cân bằng sinh thái; các khu rừng nguyên sinh còn lại đặc trưng cho rừng cây họ dầu ẩm nhiệt đới có giá trị lớn về mặt nghiên cứu thảm thực vật, bảo vệ hệ sinh thái và có giá trị trong việc lập các khu bảo tồn và khu du lịch. Rừng còn tồn tại trên 140 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch…

Tài nguyên biển: Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng của cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng tạo cho Kiên Giang có thế mạnh về phát triển kinh tế biển.

Kiên Giang có ngư trường đánh bắt rộng: 63.290 km2; trong đó diện tích ngư

trường ở độ sâu dưới 20 m là 15.440 km2; ở độ sâu 20 - 50 m là 33.960 km2; ở độ sâu

> 50 m là 13.880 km2.

Vùng biển Kiên Giang có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú, với trữ lượng khoảng 464.600 tấn; chiếm tới 29,0% trữ lượng hải sản vùng Nam Bộ, khả năng khai thác cho phép khoảng 208.400 tấn, chiếm 44,0% trữ lượng.

Khả năng cho phép khai thác tôm khoảng 19.000 tấn/năm. Ngoài ra, vùng biển Kiên Giang còn có nhiều đặc sản quý như đồi mồi, hải sâm, sò huyết, rau câu…

- Tài nguyên thủy sản nội địa: Kiên Giang có nhiều diện tích mặt nước tự nhiên và nhân tạo, có môi trường thuận lợi cho các giống cá đen và các loại đặc sản như tôm càng. Nuôi trồng thủy sản là một nghề phổ biến ở Kiên Giang. Sản phẩm chính từ nuôi trồng thủy sản gồm có: Nuôi cá ở ao hầm; Nuôi cá ruộng và trong rừng; Nuôi tôm nước lợ; Nuôi đồi mồi…

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Kiên Giang không phong phú và đa dạng như: đá xây dựng; đất sét; cát vàng; than bùn ... Tuy nhiên, những tài nguyên khoáng sản hiện hữu ở Kiên Giang có giá trị kinh tế cao, như nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, gạch ngói...

Tài nguyên du lịch: Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, đa dạng sản phẩm.

- Kiên Giang có đường bờ biển dài 200 km, trữ lượng hải sản dồi dào và đa dạng, có nhiều hòn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang sơ như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Núi Moso, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ ở Hà Tiên, Bãi Dương, Dinh Cậu ở Phú Quốc…Theo quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam, Kiên Giang thuộc vùng du lịch IV với với tiềm năng du lịch đặc trưng là phong cảnh biển đẹp và sông nước hữu tình; sinh thái rừng ngập U minh Thượng; sinh thái sông nước vùng ĐBSCL… có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Kiên Giang cũng là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch lịch sử, vùng căn cứ U Minh, Hà Tiên lịch sử… với những anh hùng qua các thời đại: Nguyễn Trung Trực, Chị Sứ… trong các cuộc chiến tranh giữ nước và xây dựng đất nước.

- Kiên Giang cũng là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống của các dân tộc, tâm linh của cộng đồng các dân tộc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 52 - 54)