Các chỉ số và cách thức đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Trích

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 27 - 36)

theo Website của VCCI).

Có nhiều cách để phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư cấp tỉnh, trong đó có cách phân loại theo nhóm yếu tố truyền thống (như điều kiện tự nhiên – địa lý, xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường…) và nhóm yếu tố nguồn lực mềm bao gồm những khía cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của chính quyền cấp tỉnh. Nhóm yếu tố truyền thống là những nhân tố căn bản, quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng rất khó hoặc thậm chí không đạt được trong thời gian ngắn. Nhóm yếu tố nguồn lực mềm là nhân tố quyết định đến sự hấp dẫn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, NLCT cấp tỉnh được xác định theo các tiêu chí xác định khả năng của nguồn lực mềm và chỉ số NLCT cấp tỉnh hiện nay được cấu thành từ hệ thống các chỉ số thành phần sau:

(1) Chi phí gia nhập thị trường: là chỉ số thành phần xác định về thời gian hoàn thành các thủ tục và giấy tờ cần thiết để DN chính thức đi vào hoạt động. Chỉ số này nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các DN mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Được đo lường bởi các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Thời gian đăng ký kinh doanh – số ngày. Theo quy trình một “cửa liên thông” quy định tại Thông tư liên bộ số 05 - 08, thời gian để các sở KHĐT hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày trên thực tế có nhiều tỉnh lên tới 15 ngày.

- Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung - số ngày (Giá trị trung vị): Vì nhiều lí do khác nhau, doanh nghiệp đã đăng kí có thể phải đăng kí bổ sung. Lý do có thể do chủ doanh nghiệp muốn thay đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp, tăng vốn đăng kí hay thay đổi ngành nghề sản xuất.

- Số giấy phép đăng kí và giấy phép cần thiết để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Chỉ cần một loại giấy phép gặp khó khăn thôi cũng có thể là một gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và đi lại nhiều lần mới có được giấy phép đó. Luật Doanh nghiệp tạo nền tảng cho việc hủy bỏ hàng trăm yêu cầu cấp phép không cần thiết. Tiếp sau việc ban hành Luật Doanh nghiệp, một loạt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ về việc bãi bỏ nhiều loại giấy phép. Tuy nhiên đáng tiếc là nhiều Bộ có liên quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tìm cách tạo ra nhiều giấy phép hơn, khiến cho thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp lâu hơn và tốn nhiều chi phí hơn. Chỉ số PCI cố gắng đo lường sự khác nhau về giấy phép trong cả nước; Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ chờ đợi 1 tháng sẽ được giải quyết xong hồ sơ.

- % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. Doanh nghiệp có thể phải chờ đợi tới cả một quý tài chính mới được giải quyết xong hồ sơ và thủ tục cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

(2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Là chỉ số ghi nhận những khó khăn tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh không những doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư mà còn hạn chế khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, vì doanh nghiệp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp tại các ngân hàng. Mặt khác, liệu doanh nghiệp có cảm thấy yên tâm về tính ổn định của mặt bằng sản xuất, họ sẽ đầu tư lâu dài trên mặt bằng đó. Còn nếu doanh nghiệp cho rằng có khả năng đất cho thuê bị đòi lại hoặc bị chèn ép, thay đổi những điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê đất, họ sẽ điều chỉnh lập dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh ngắn hạn. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp không thể tìm được đất cho mình nên phải

thuê lại mặt bằng từ các DNNN hoặc các cơ quan nhà nước ở tỉnh. Do đó doanh nghiệp bị hạn chế nhiều khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì thường phải tốn kém nhiều chi phí giao dịch mới. Được đo lường bởi các chỉ tiêu sau:

- % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo pháp luật của Việt Nam, đất đai thuộc sở hửu toàn dân. Kể từ năm 1993, các cá nhân và doanh nghiệp được cấp quyền sở hữu đất thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Giấy chứng nhận này công nhận về mặt pháp lí quyền sử dụng đất lâu dài của chủ sở hữu đối với phần đất được giao (ít nhất là 20 năm và nhiều nhất là 70 năm) và năm quyền đi kèm là quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp và cho thuê đất đai. Trong đó, đặc biệt quan trọng là quyền được dùng GCNQSD để làm thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp tư nhân có GCNQSDĐ lâu dài và ổn định khác nhau rất nhiều giữa các tỉnh. Ở nhiều tỉnh, rất nhiều doanh nghiệp được hưởng các quyền sử dụng đất không chính thức thông qua thừa kế hay qua chuyển nhượng “chui” không hợp pháp.

- % diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. GCNQSD (theo dữ liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Dữ liệu này thuộc dạng dữ liệu cứng nhằm đánh giá quan điểm của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận đất đai. Các loại đất ở đây bao gồm: đất nông nghiệp, đất hộ gia đình, đất sản xuất, đất thành thị, đất sử dụng cho mục đích quân sự và tôn giáo.

- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp). Sau khi nhà đầu tư có giấy chứng nhận quyền sử hữu DĐ, yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ cam kết, quy mô đầu tư của doanh nghiệp chính là việc nhà đầu tư lo ngại về khả năng mặt bằng sản xuất của họ bị thu hồi hoặc buộc phải di dời.

- Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên). nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sữ được bồi thường thỏa đáng việc cơ quan chức năng địa phương đưa ra những công bố khi cần thiết sẽ giảm bớt phần nào lo lắng về rủi ro bị thu hồi mặt bằng của doanh nghiệp. Suy cho cùng các doanh nghiệp đều có nhu cầu về: một cơ sở hạ tầng tốt hơn, mở rộng mặt bằng hiện có, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phát triển, dẫn đến sự thay đổi sở hữu của một diện tích lớn cho việc xây dựng và hình thành khu công nghiệp, chính phủ cũng phải sử dụng đất để nâng cấp cải thiện các dịch vụ công tốt hơn. Trong những trường hợp đó, vấn đề cần quan tâm là liệu những cá nhân hoặc doanh nghiệp

bị buộc phải chuyển nhượng đất đai có được đền bù thiệt hại xứng đáng với giá trị của lô đất không. Đó là những vấn đề không đơn giản.

- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% đồng ý). do sự quan liêu khi định giá đất và sự lên xuống thất thường của giá đất trên thị trường mỗi ngày. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn e ngại đó là sự khác biệt giữa giá trị của lô đất trong tương lai so với giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại. Một khi cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, quy hoạch, bố trí sử dụng hợp lí, cá lô đất sẽ bị đẩy giá đất lên cao hơn rất nhiều trong tương lai, nhưng giá trị thị trường hiện thời chỉ phản ánh điều kiện, hiện trạng của lô đất tại thời điểm đó

- DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh. Chỉ tiêu này đo lường khả năng các dự án đầu tư hủy bỏ do không có mặt bằng , doanh nghiệp đã bỏ lỡ mất cơ hội mở rộng mặt bằng sản xuất vì các vấn đề khó khăn tiếp cận đất đai

(3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. Nó được đo lường bởi các chỉ tiêu sau:

- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch: Doanh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận các văn bản như Ngân sách tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm, hàng năm, Chương trình hành động phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bản đồ quy hoạch đất

- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lí: Doanh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận các quyết định và nghị quyết của UBND tỉnh, mẫu hồ sơ đăng kí và sử dụng đất, thay đổi các thông tin về các chính sách thuế

- Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% quan trọng). Chỉ tiêu này thể hiện phần trăm số doanh nghiệp cho rằng để tiếp cận được với các tài liệu trên, phải có mối quan hệ cá nhân mới nhận được những tài liệu trên, việc phải có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước ở tỉnh là quan trọng hoặc thậm chí rất quan trọng

- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% đồng ý). Chỉ tiêu này đánh giá mức độ nhất quán trong áp dụng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp ở trong cùng một tỉnh. Mặc dù thương lượng tiền thuế là tình trạng rất phổ biến đối với các hộ kinh doanh cá thể nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân, họ có mã số thuế và định kì nộp thuế trên cơ sở hóa đơn giá trị gia tăng.

- Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của lãnh đạo của tỉnh đối với từng địa phương, giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình thực thi pháp luật của tỉnh để từ đó có thể làm theo.

- Độ mở của trang web tỉnh. Yếu tố minh bạch kinh doanh là yếu tố then chốt đối với thành công của doanh nghiệp. Khi được tiếp cận đầy đủ với thông tin về những thay đổi chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các doanh nghiệp sẽ dự báo tốt hơn về triển vọng đầu tư của họ trong tương lai. Doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn đầu tư hơn nếu thấy yên tâm về triển vọng kinh doanh dài hạn. Và ngược lại, khi doanh nghiệp lo lắng về những thay đổi bất ngờ trong quy định, cơ sở hạ tầng, hay đất đai, doanh nghiệp sẽ do dự cầm chừng để thăm dò thị trường.

- Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng). Các hiệp hội này giúp đỡ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động, giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động.

(4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: là chỉ số dùng để đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Sau khi luật doanh nghiệp ra đời nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn cho rằng hoạt động thanh tra và kiểm tra vẫn đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước ở địa phương vẫn tiến hành thanh tra kiểm tra quá nhiều, và thời gian thanh tra và kiểm tra thường kéo dài. Ở một mức độ nào đó hoạt động thanh tra và kiểm tra vẫn là cần thiết. Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lí chức năng cần hoàn thành trách nhiệm đó song không được có những hành vi can thiệp gây tốn kém cho doanh nghiệp.Nó được đo lường bởi các chỉ tiêu:

- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Số lần thanh tra (tất cả các cơ quan)

- Số giờ làm việc với thanh tra thuế.

- Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý)

- Số lần doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết giảm (% Đồng ý)

- Thủ tục giấy tờ giảm (% Đồng ý)

- Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% Đồng ý)

- Không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHCC (% Có)

(5) Chi phí không chính thức: là chỉ tiêu dùng để đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không. Nó được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:

- % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức. Chỉ tiêu này được thiết kế với mục đích để doanh nghiệp có thể nhận định về tình trạng này đối với doanh nghiệp cùng ngành nói chung chứ không phải thông tin về hành vi đưa và nhận hối lộ của chính doanh nghiệp.

- % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức . Chỉ số này phân Phần trăm doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành phải trả các chi phí không chính thức.

- Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi (% Đồng ý). này là một chỉ tiêu mới được cập nhật xác định mức độ tham nhũng. Tham nhũng, hối lộ là một vấn nạn, những rào cản do diễn giải sai lệch chính sách nhằm chèn ép doanh nghiệp phải đưa hối lộ của các nhân viên cũng không kém phần nguy hại.

- Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên). rất nhiều doanh nghiệp tin rằng các khoản chi phí không chính thức này cũng có lợi với điều kiện là nếu mất tiền tiêu cực phí thì doanh nghiệp được kết quả như ý muốn. Có rất nhiều doanh nghiệp tự nguyện đưa thêm tiền bồi dưỡng cho các nhân

viên nhà nước sau khi đã đóng đủ các khoản phí và lệ phí như quy định trên dơ sở tin tưởng rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng.

- DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng). Các doanh nghiệp thường muốn có các hoạt đồng từ các cơ quan nhà nước nên thường hay tìm cách có được các hợp đồng này từ các cán bộ làm trong nhà trường và họ có thể ăn chia hoa hồng với nhau.

- DN chi trả chi phí không chính thức. Nhằm tìm hiểu doanh nghiệp có trả các chi phí không chính thức hay không.

(6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: là chỉ số đo lường lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Nó được đo

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)