Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 138 - 143)

- Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến môi trường kinh doanh là yếu tố then chốt làm thay đổi vận hành của bộ máy chính quyền trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Tỉnh ủy, HĐND hoặc UBND tỉnh cần phải ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị xoay quan các vấn đề có liên quan đến những điểm mong muốn cải thiện. Nghị quyết, Chỉ thị cần phải rõ ràng và Chủ tịch tỉnh, có vai trò quyết định đến chỉ đạo thực hiện và kiểm tra định kỳ. Nghị quyết và chỉ thị phải có sự thống nhất cao trong Ban Thường vụ và đề ra các công việc cần phải thực hiện một cách chi tiết. Công tác kiểm tra đánh giá phải được sơ kết đánh giá định kỳ giữa năm và tổng kết cuối năm về công việc đã phân công các sở ngành thực hiện để chấn chỉnh cho phù hợp.

- Đối thoại giữa Chính quyền địa phương và doanh nghiệp là kênh thông tin quan trọng trong công tác điều hành kinh tế địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh cần tổ chức cuộc họp doanh nghiệp 2-3 lần trong năm để thông báo những phương hướng, kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội, các văn bản mới, thông báo các chương trình, hoạt động của chính quyền địa phương để doanh nghiệp nắm và đồng thuận. Đối thoại cũng nhằm hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp để từ đó các cơ quan chức năng hiểu và giải quyết.

- Phát triển và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng: Phát triển hệ thống đào tạo dạy nghề trên địa bàn. Sự ưu ái của xã hội đối với giáo dục đại học (đặc biệt là các ngành quản lý và kinh doanh) so với đào tạo dạy nghề đã dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ sư và công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các chương trình đào tạo nghề cần được phát triển và quản lý với sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương. Khuyến khích đầu tư nhân trong lĩnh vực dạy nghề; Thực hiện điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin tổng quan nhu cầu lao động của cá doanh nghiệp thương mại trên địa bàn của tỉnh về số lượng, giới tính, lứa tuổi, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…phục vụ quá trình đào tạo, nhất là đào tạo nghề; Đẩ y mạnh đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, hỗ trợ đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và trang bị thêm cho cán bộ quản lý nhà nước các kiến thức và kỹ năng để có thể tương tác với doanh nghiệp, các đối tác nước ngoài; Thu hút, phát triển và lưu giữ người tài cho Kiên Giang thông qua việc tận dụng nguồn nhân lực đa quốc gia nhờ áp dụng chính sách tuyển dụng và ưu đãi.

Tăng cường các chương trình hợp tác giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp thương mại trong việc xây dựng chương trình, thực hành, tư vấn và giới thiệu việc làm để đào tạo nghề theo hướng chuyên nghiệp hóa.

- Cổng thông tin của tỉnh cần cải thiện về nội dung một cách hiệu quả. Kiên Giang đã triển khai cổng thông tin, song nhu cầu doanh nghiệp luôn đòi hỏi thông tin cập nhật, đầy đủ và chính xác. Cổng thông tin còn là phương tiện giao tiếp hiệu quả đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở xa khi tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư vào địa phương. Nội dung và cách thức trình bày giao diện, thể hiện thông tin theo đúng nhu cầu của đối tượng truy cập là quan trọng để khả năng tiếp cận dễ dàng và thuận tiện.

- Tuyên truyền quảng bá hình ảnh địa phương cần tiếp tục và phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau. Hình ảnh của Kiên Giang hiện đang thay đổi rất lớn, đặc biệt là chỉ số CPI phản ánh chi phí thời gian, tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh

ghiệp, chi phí không chính thức…là những yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh tốt về địa phương. Tuy vậy, cách thức quảng bá, xây dựng hình ảnh sao cho hiệu quả cần được triển khai một cách có hệ thống, có thể nhờ các tổ chức, công ty tư vấn để quảng bá trong công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư.

- Huy động vốn đầu tư: Tập trung huy động tốt các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất-kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Để huy động tốt mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển Kiên Giang tích lũy từ nền kinh tế của tỉnh, tăng cường đề nghị Trung ương đầu tư vốn để hoàn thành các công trình lớn về kết cấu hạ tầng và tăng tỷ lệ hỗ trợ bằng nguồn vốn đầu tư có mục tiêu của tỉnh. Có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa và xây dựng hạ tầng kỹ thuật tốt hơn, tạo quỹ đất sạch…, nhằm kêu gọi các nhà đầu tư vào Kiên Giang.

Tóm tắt chương 3

Chương này đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện các chỉ số thành phần của chỉ số NLCT cấp tỉnh. Ngoài ra chương này cũng đưa ra một số giải pháp khác để nâng cao khả năng điều hành, quản lý cũng như lãnh đạo của chính quyền tỉnh để góp phần nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh như: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển và thu hút nguồn lực có chất lượng, đổi mới nhận thức của cán bộ công chức trong công tác phục vụ công dân, công nghệ hóa hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công.

KẾT LUẬN

Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Trong thời gian tới nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc này sẽ mang đến những thay đổi to lớn, toàn diện của nền kinh tế nó sẽ dần dần loại bỏ những rào cản thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp nói riêng và chính quyền các tỉnh nói chung trong giai đoạn hiện tại.

Trong một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, nó là yếu tố thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Trước sự cạnh tranh gay càng gay gắt thì sự giúp đỡ cũng như hỗ trợ của các lãnh đạo chính quyền tỉnh đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho các doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi để ngày càng phát triển chống chọi được khi gia nhập với nền kinh tế quốc tế, đồng thời góp phần tăng cường sự lớn mạnh của nền kinh tế tỉnh.

Cũng như một số tỉnh khác, Kiên Giang cũng đã đề ra nhưng chiến lược cơ bản để phát triển nền kinh tế phù hợp với những điều kiện và khả năng của tỉnh, vì vậy mà Kiên Giang đang thực hiện từng bước cụ thể để thực hiện những mục tiêu đó và việc nâng cao chỉ số PCI trở thành nhiệm vụ trung tâm. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Kiên Giang” là hết sức cần thiết

Về cơ bản, khóa luận đã đề cập và giải quyết những vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, NLCT và NLCT cấp tỉnh. Trình bày bản chất của chỉ số PCI, hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu thành phần, phương pháp đo lường, đánh giá, xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các địa phương.

2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Kiên Giang. Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số PCI của Kiên Giang giai đoạn 2005-2012 qua cơ sở kết quả nghiên cứu của VCCI về PCI của cả nước. Đồng thời tiến hành so sánh với An Giang

3. Trên cơ sở phân tích và đánh giá về chỉ số PCI giai đoạn 2005-2012 và những luận cứ mục tiêu phát triển của Kiên Giang đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của Kiên Giang, đồng thời có một số khuyến nghị nhằm hoàn thiệc hơn việc tổ chức hoạt động của chính quyền tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Từ điển kinh doanh Anh (1992). [2]. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1).

[3]. Lương Gia Cường (2003) – Nhà xuất bản Giao Thông vận tải, “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

[4]. Viên nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Học viện năng lực cạh tranh Châu Á

(2010) Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010

[5]. Hà Phạm (2008), “xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt”.

[6]. Nguyễn Thị Thu Thảo (2011), khóa luận tốt nghiệp “ Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Khánh Hòa”.

[7]. Phan Nhật Thanh (2010), Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương”.

[8]. Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao PCI của thành phố Đà Nẵng năm 2009.

[9]. Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà nẵng (2010)

[10]. Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đề xuất kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh Đồng Tháp, An Giang

[11]. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.

[12]. VCCI và USAID (2005), Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam

[13]. VCCI và USAID (2006), Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 của Việt Nam.

[14]. VCCI và USAID (2007), Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 của Việt Nam

[15]. VCCI và USAID (2008), Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Việt Nam

[16]. VCCI và USAID, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 của Việt Nam.

[17]. VCCI và USAID, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 của Việt Nam.

[18]. VCCI và USAID, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 của Việt Nam.

[19]. VCCI và USAID, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 của Việt Nam.

[20]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2005. [21]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2006. [22]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2007. [23]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2008. [24]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2009. [25]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2010 [26]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang - Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2011

[27].“Chỉ số PCI: Công cụ giám sát của doanh nghiệp” (http://dddn.com.vn/20100 114084332923cat130/chi-so-pci-cong-cu-giam-sat-cua-doanh-nghiep.htm).

[28]. “PCI – Công cụ đột phá” (http://dddn.com.vn/2012051409469683cat183/pci- cong-cu-tao-dot-pha.htm).

[29]. “ Đòn bẩy cải thiện đầu tư” (http://www.baohungyen.vn/content/viewer.asp?a =19454&z=120).

[30]. Phương hướng cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh

(http://vietnameselawconsultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=sho wnews&topicid=1579).

[31]. “ Làm gì để cải thiện chỉ số PCI ” (http://www.baomoi.com/Lam-gi-de-cai-thien- chi-so-PCI/45/8105073.epi).

[32].Trang web chính thức của chỉ số năng lực cạnh tranh PCI (http://www.pciv ietnam.org/) .

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 138 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)