Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 56 - 143)

2.1.2.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong những năm qua theo xu hướng giảm nhanh tỷ trọng của các ngành nông- lâm-thủy sản; các ngành công nghiệp-xây dựng giảm nhẹ; các ngành khu vực dịch vụ tăng nhanh.

Các ngành khu vực nông lâm thủy sản giảm từ 48,3%GDP năm 2000, xuống còn 46,7% GDP năm 2005 và ước thực hiện năm 2010 còn 42,7%GDP. Trong vòng 10 năm, từ 2001-2010, tỷ trọng Khu vực I giảm đi 5,6%; Các ngành công nghiệp - xây dựng trong cùng thời gian giảm 3,1%. Tỷ trọng của Khu vực II giảm trong thời gian qua, nhưng quy mô GDP của khu vực này vẫn tăng cao và ổn định, từ 1.993 tỷ đồng năm 2000, lên 4.118,6 tỷ đồng năm 2005 và đạt 10.716 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá hiện hành); tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt 15,6%/năm thời kỳ 2001-2005 và đạt 13,1%/năm thời kỳ 2006- 2010. Mức tăng giá trị tuyệt đối của GDP trong 10 năm (2000-1010) ở Khu vực I vẫn lớn nhất so với hai khu vực còn lại, lần lượt là: Khu vực I tăng 15.291 tỷ đồng; Khu vực III tăng 12.745 tỷ đồng và Khu vực II tăng ít nhất 8.723 tỷ đồng.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong 10 năm qua phù hợp với xu thế của sự phát triển và phù hợp tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững cân đối giữa các khu vực nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.3: CƠ CẤU KINH TẾ NĂM 2000-2005 VÀ ƯỚC NĂM 2010 (Theo ngành kinh tế)

Đơn vị: %

2000 2005 2006 2007 2010

- Phân theo ngành 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Nông lâm thủy sản 48,3 46,7 43,7 43,6 42,7

+ Công nghiệp - Xây dựng 27,5 25,4 25,8 26,3 24,4

+ Dịch vụ 24,2 27,9 30,5 30,1 32,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2007 và Sở KH-ĐT, 2010

2.1.2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi không lớn lắm trong những năm qua và cho đến năm 2010. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất; sau đến là khu vực kinh tế Nhà nước; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng của tỉnh.

Bảng 2.4: CƠ CẤU KINH TẾ NĂM 2000-2005 VÀ ƯỚC NĂM 2010 (Theo thành phần kinh tế) 2000 2005 2006 2007 Ước 2010 - Theo TP kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 + Nhà nước 22,7 22,5 23,2 23,2 21,0 + Ngoài QD 70,8 71,7 71,4 71,4 73,0 + KV có vốn ĐT nước ngoài 6,5 5,8 5,3 5,3 6,0

Nguồn Niên giám thống kê 2007 và Sở Kế hoạch –Đầu tư, 2008

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 70,8% năm 2000, lên 71,7% năm 2005 và ước đạt 73,0% vào năm 2010; Cùng theo đó, hai khu vực: Nhà nước và có vốn đầu tư từ nước ngoài có sự giảm nhẹ. Khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 22,7% năm 2000, xuống còn 22,5% năm 2005 và ước còn 21,0% vào năm 2010. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 6,5% năm 2000, xuống còn 5,8% năm 2005 và ước tăng lên 6,0% vào năm 2010. Sự tăng nhẹ của khu vực này đến năm 2010 và sau đó có khả năng tăng nhanh hơn; đó là do có nhiều chiều hướng nước ngoài sẽ đầu tư vào Phú Quốc và nhiều nơi khác trong tỉnh khi vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL được xây

dựng, trong đó Kiên Giang là một trong 4 địa phương cấu thành vùng Kinh tế trọng điểm. Đây cũng là những dấu hiệu bắt đầu cho một thời kỳ mới của thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào tỉnh.

2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

- Dân số: Dân số toàn tỉnh tăng lên từ 1.609 ngàn người năm 2005, tăng lên 1.708 ngàn người vào năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số đạt bình quân 1,37%/năm thời kỳ 2001-2005; khả năng đạt 1,16%/năm thời kỳ 2006-2010. Về số tuyệt đối, đến năm 2010 quy mô dân số tỉnh thấp hơn so với QH khoảng 122 ngàn người do kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

Bảng 2.5: BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010

Năm 2010 Tốc độ tăng (%) Hạng mục Đơn vị 2005 2007 2008 2009 TH QH 2006- 2010 1/Dân số -Dân số TB 1000 ng 1.609 1.648 1.668 1.668,2 1.707,9 1.830,0 1,20 * thành thị " 410,8 443,1 448,4 454,6 459,08 421,8 2,29 -Tỷ lệ giảm sinh %o 0,42 0,50 0,36 0,30 0,30 0,40 -Tỷ lệ tăng TN %o 13,86 13,55 13,25 12,95 12,65 13,2 -1,81 2/Lao động LĐ XH đang LV 1000 ng. 858,1 882,04 865,3 875,57 886,33 999,8 0,6 Trong đó: + NLT sản 1000 ng. 585,5 618,24 498,2 493,6 487,48 670,7 -3,6 + CN-XD " 80,6 73,5 96,6 106,6 119,6 116,6 8,2 + Khu dịch vụ " 192,0 190,3 270,4 275,37 279 212,5 7,8 -Tỷ lệ LĐ đ. tạo % 15,1 22,6 30,0 * Đào tạo nghề % 9,2 15,9 23,0 -Năng suất LĐ Tr. Đ 12,6 15,3 17,0 18,5 20,4 16,54 10,03 3/Việc làm -Số ng. tạo VL 1000 ng 23,6 28,58 28,6 27,5 28,0 -Tỷ lệ LĐTN % 4,0 3,7 3,7 3,5 3,4 2,6

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở KHĐT, 2010

Cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản, giảm từ 68,2% năm 2005, xuống còn 56,4% năm 2009, khả năng năm 2010 còn 55%. Ngược lại, khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ có xu hướng tăng lên. Khu vực công nghiệp tăng từ 9,4% năm 2005, tăng lên 12,2% vào năm 2009; khả năng tăng

lên 13,5% vào năm 2010. Khu vực dịch vụ tăng từ 22,4% năm 2005, lên 31,4% năm 2009; và khả năng đạt 31,5% vào năm 2010.

Xu hướng giảm lao động trong các ngành Khu vực nông nghiệp tăng nhanh các ngành Khu vực phi nông nghiệp, phù hợp với xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phù hợp với quá trình phát triển, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Năng suất lao động trong các ngành đều tăng lên trong thời gian qua. Trung bình cả nền kinh tế năng suất lao động đã tăng từ 12,62 triệu đồng năm 2005 tăng lên 19,2 triệu đồng năm 2009 và ước đạt 21 triệu đồng năm 2010 vượt 4 triệu đồng so với QH năm 2010. Trong đó, năng suất lao động cao nhất ở Khu vực công nghiệp, đạt 39,9 triệu đồng năm 2005, tăng lên 49,8 triệu đồng năm 2009 và khả năng đạt 50 triệu đồng năm 2010. Khu vực dịch vụ đạt năng suất lao động cao thứ hai, đạt 12,7 triệu đồng năm 2005, tăng lên 16,8 triệu đồng năm 2009 và 19,4 triệu đồng vào năm 2010. Khu vực nông nghiệp, tuy có năng suất lao động thấp nhất, nhưng ở mức cao, gần tương đương với Khu vực dịch vụ, đạt từ 8,8 triệu đồng năm 2005, tăng lên 13,2 triệu đồng năm 2009 và ước đạt 14,9 triệu đồng năm 2010. Điều này có thể la do trong thời kỳ 2001-2005, sản xuất nông nghiệp co sự chuyển đổi sản xuất từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng năng suất theo sản phẩm và giá cả sản phẩm nông nghiệp cao đem lại hiệu quả trong khu vực này cao hơn. Mặt khác, số lao động làm việc trong các ngành dịch vụ quá cao trong thời kỳ đầu mới đầu tư xây dựng, do đó, hiệu quả còn chưa cao.

Bảng 2.6: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010

Đơn vị: triệu đồng (giá 1994)

2005 2009 2010

Toàn nền kinh tế 12,6 19,2 21,0

+ Nông lâm thủy sản 8,8 13,8 14,9

+ Công nghiệp - Xây dựng 39,9 49,8 50,0

+ Dịch vụ 12,7 16,8 19,4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung (từ nghề đến đào tạo sau đại học) so với tổng số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân ngày một tăng. Năm 2001 lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 9,08%, đến năm 2005 tăng lên 15,1% và ước năm 2010 đạt 30,0%. Riêng lao động đã qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ tương ứng qua các năm

là 4,0% lao động vào năm 2000, tăng lên 9,2% vào năm 2005 và đạt 23,0%. Vào năm 2010, tỷ lệ này thấp so với trung bình cả nước.

Tạo việc làm và xuất khẩu lao động: Chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, chương trình khai thác nuôi trồng thủy sản, chương trình khuyến nông, chương trình 5 triệu ha rừng … đã thu hút được lực lượng lao động khá lớn, đã giải quyết được 23.000- 24.000 việc làm. Đến năm 2010 khả năng giải quyết việc làm khoảng 28.000 lao động. So với QH, giải quyết việc làm tăng 3.000 lao động (mục tiêu QH: 24.000- 25.000 lao động). Thời kỳ 2006- 2010 ước tốc độ tăng giải quyết việc làm tăng 3,5%/năm.

Xuất khẩu lao động đã được quan tâm, đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 150 lao động xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

2.1.2.3. Hiện trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

- Hiện trạng phát triển hệ thống thủy lợi: Hiện nay, hệ thống thủy lợi cơ bản đã hoàn thành hệ thống kênh trục thoát lũ, tạo nguồn dẫn nước ngọt và tiêu nước được nối từ sông Hậu với kênh Rạch Giá - Hà Tiên thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên và nối sông Hậu với sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc vùng Tây Sông Hậu.

- Thực trạng phát triển hệ thống giao thông:

+ Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn đã được chú trọng hàng đầu, với 5 tuyến quốc lộ chạy qua: quốc lộ 80, quốc lộ 61, quốc lộ 63, đường N1 và đường N2. tổng chiều dài của hệ thống quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh khoảng 316 km. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đường đồng bằng, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh.

+ Hệ thống giao thông thủy: với lợi thế có hệ thống sông ngòi chằng chịt, và trên 580 km đường biển, giao thông thủy đóng góp lớn trong vận tải hàng hóa và hành khách. Có 2.423 km đường sông. Giao thông bằng đường thủy có thể đến 14 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Hàng không: có 2 sân bay Rạch Giá và Phú Quốc, đã nâng cấp, kéo dài đường băng sân bay Phú Quốc, Rạch Giá, đảm bảo cho loại máy bay dưới 60 chỗ: ATR 72 cất hạ cánh. Năng lực phục vụ hành khách thông qua cảng ước đạt 140.000-150.000 HK/năm. Hiện nay đã khánh thành đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Dương Tơ, công suất thiết kế 2,5 - 3 triệu khách/năm đến năm 2020.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh có nhiều lợi thế, đa dạng: đường bộ, đường thủy và hàng không. Tuy nhiên, chưa được đầu tư đồng bộ và phát triển mạnh,

còn nhiều hạn chế về quy hoạch, vốn đầu tư, trang thiết bị... do đó, chưa phát huy tốt tiềm năng và thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn.

2.1.2.4. Hiện trạng đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển trong thời gian qua đã đạt tới mức khá cao. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 19.659 tỷ đồng, chiếm 34,0% GDP tạo ra trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,8% ở thời kỳ 2001-2005. Trong 5 năm, 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư đạt 55.192,3 tỷ đồng, chiếm 36% GDP. Vốn đầu tư ở khu vực nhà nước đạt 20.299,47 tỷ đồng chiếm 36,9% tổng vốn đầu tư; (trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 49,6%, vốn doanh nghiệp nhà nước 50,4%), vốn dân doanh tăng nhanh 34.135,3 tỷ đồng, chiếm 61,9% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt chưa cao, khoảng 758 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,4%. Số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư khá cao, nhưng triển khai đầu ưt còn ít.

Bảng 2.7: TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2001-2010

Đơn vị: tỷ đồng, % 2001-2005 Thời kỳ 2006- 2010 Tổng số Tốc độ tăng (%) 2006 2007 2008 2009- 2010 Tổng vốn ĐT 2006- 2010 Tốc độ tăng trưởng b/q 2006- 2010 (%) Tổng vốn ĐT toàn xã hội 19.659 25,8 6.451,7 8.363 10.895 29.482,6 55.192,3 25,4 1. Theo nguồn 19.659 25,8 6.451,7 8.363 10.895 29.482,6 55.192,3 25,4 a. Khu vực NN 17.207 21,2 2.454 2.690 3.140 12.015,9 20.299,5 27,1 Ngân sách 4.089 30 1.085 1.258 1.750 5.977,7 10.070,69 27,1 Doanh nghiệp NN 1.543 14 1.317 1.148 1.200 4.988,4 8.653,42 22,9 b. Vốn dân doanh 9.755 28,6 3.703 5.487 7.650 17.295,3 34.135,3 26,7 c. Vốn FDI 121 53,8 295 185,7 105 172,3 758 -30,7 2. Theo ngành 19.659 25,8 6.451,7 8.363 10.895 29.482,6 55.192,3 25,4 a. Nông nghiệp 5.076 13,3 1.450 2.200 3.000 5.470 12.120 15,6 b. CN-XD 6.747 44,6 2.392 3.406 4.054 12.301 22.153 27,4 c. Dịch vụ 8.035 23,1 2.610 2.757 3.841 12.681,9 21.889,85 28,3

Nguồn: Niên giám thống kê, Sở KH-ĐT

Đầu tư phát triển trong 10 năm qua đã phân bổ khá cân đối cho các ngành sản xuất dịch vụ để tạo ra tăng trưởng cao của nền kinh tế.

Đầu tư cho khu vực nông nghiệp đạt khoảng 25% ở thời kỳ 2001-2005, giảm nhẹ ở thời kỳ 2006-2010, đạt 15,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Trong khu vực dịch vụ có xu hướng giảm, từ 40,86% ở thời kỳ 2001-2005, xuống còn 28,3% thời kỳ 2006-2010.

Trong khu vực công nghiệp đạt 34,3% ở thời kỳ 2001-2005, giảm 27,4% thời kỳ 2006-2010.

Đầu tư phát triển đã góp phần để hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành.

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội là những yếu tố truyền thống cơ bản, tạo cho Kiên Giang một lợi thế nhất định trong quan hệ hợp tác và thu hút đầu tư phát triển. Để nâng cao NLCT của tỉnh trong thời gian tới, những yết tố nguồn lực mềm đảm nhận vai trò quyết định trên nền các yếu tố truyền thống mà tỉnh đang có.

2.2. Thực trạng về chất lượng điều hành PCI của cả nước giai đoạn 2009-2012:

Trước khi đi vào phân tích thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Kiên Giang, để có cái nhìn tổng thể về tình hình chung của cả nước và khu vực ĐBSCL về xu hướng cải thiện và phát triển về PCI, để qua đó phân tích đánh giá rõ hơn vị trí của tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 là năm thứ 8 xây

dựng đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, kể từ năm 2009 đến nay việc lấy mẫu phân tầng, cấu trúc của phiếu điều tra và chia tỉ lệ chỉ tiêu được ổn định, đồng thời trọng số của các chỉ số thành cũng như mức điểm phân chia nhóm điều hành không thay đổi nên để phân tích đánh giá sát hơn kết quả chất lượng điều hành chung của cả nước, ta chọn năm giá từ năm 2009-2012:

Biểu đồ: 2.1. Chất lượng điều hành PCI của cả nước 58.31 58.02 59.15 56.50 55 55.5 56 56.5 57 57.5 58 58.5 59 59.5 2009 2010 2011 2012

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2009- 2012)

Qua Biểu đồ 2.1 Chất lượng điều hành PCI của tỉnh trung vị từ năm 2009 đến năm 2010 có sụt giảm nhưng không đáng kể (giảm 0,29 điểm), đến năm 2011 thì điểm số có xu hướng tăng trở lại, tăng 1,13 điểm, nhưng đến năm 2012 thì chất lượng điều hành kinh tế của địa phương thông qua chỉ số PCI lại sụt giảm lớn, điểm số thấp nhất trong 4 năm gần đây, cho thấy chất lượng điều hành đang có xu hướng giảm, không cải thiện. Trong hình cửu giác thể hiện chi tiết điểm số của 9 chỉ số thành phần cho thấy chất lượng điều hành năm 2010 hình cửu giác được đầy đặn hơn so với các năm. Nếu năm 2009 xu hướng điều hành đang có xu hướng tốt về chỉ số gia chập nhập thị trường và chi phí tiếp cận đất đai, khuyết về chỉ số tính minh bạch; đến năm 2010 hình cửu giác được đầy đặn hơn, có xu hướng dịch chuyển tốt về tính minh bạch, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động được tăng lên, nhưng chi phí gia nhập thị trường và thiết chế pháp lý có xu

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 56 - 143)