Định hướng phát triển các ngành và sản phẩm chủ lực:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 124 - 143)

3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn chặt phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Kết hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn với nâng cao dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng giai cấp nông dân tiên tiến và củng cố khối liên minh công - nông - trí thức vững mạnh trong thời kỳ kinh tế tri thức, mở cửa và hội nhập.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2011 - 2015 là 5,7%/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm; ngành thủy sản tăng 10,7%/năm. Thời kỳ 2016 - 2020 các ngành KVI tăng trưởng 4,7%/năm; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3%/năm; ngành thủy sản tăng 6,4%/năm.

Đến năm 2020, phấn đấu trên 50% số xã đạt các tiêu chí về nông thôn mới, bằng cách phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn, nâng thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn dưới 50,0% lao động xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,0%.

3.1.3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp theo hướng khai thác có hiệu quả những lợi thế của ngành công nghiệp chế biến nông-thủy sản; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu có lợi thế như xi măng, clinker để sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Lựa chọn các dự án đầu tư với trang thiết bị công nghệ hiện đại, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Phát triển công nghiệp hướng vào những mặt hàng xuất khẩu; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế. Đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, làng nghề truyền thống... Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường nội địa và quốc tế, từng bước hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, trước hết chú trọng nguồn nội lực; đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài bằng cơ chế chính sách phù hợp, sáng tạo và uyển chuyển để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Mở rộng hình thức hợp tác, liên kết với các tỉnh trong vùng và trong cả nước đầu tư phát triển vào Kiên Giang trên cơ sở cùng có lợi.

Phát triển công nghiệp gắn liền với xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị và tuân thủ nghiêm ngặt Luật môi trường môi trường ngay từ khi xét duyệt và thẩm định dự án. Đồng thời phải chú trọng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng công nghiệp với tăng trưởng các ngành kinh tế khác; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và an ninh quốc phòng.

Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong giá trị tăng thêm để từng bước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020.

3.1.3.3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Phấn đấu ngành dịch vụ trong 10 - 15 năm tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như dịch vụ biển và dịch vụ thương mại, xuất-nhập khẩu, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính-ngân hàng. Hình

thành các ngành dịch vụ mới, năng động tạo nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ -công nghiệp và nông nghiệp.

3.2. Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh của tỉnh

3.2.1. Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất

Mục đích cuối cùng mà tỉnh Kiên Giang hướng tới sẽ là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh.

Thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, mục tiêu quan trọng là nâng cao điểm các chỉ số thành phần để duy trì và tiếp tục cải thiện vị trí, thứ hạng trong bảng xếp hạng về chỉ số PCI. Chỉ số PCI giúp đưa ra những gợi ý quan trọng về cách thức và trọng tâm cải cách và những điểm nhấn quan trọng nhất nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại tỉnh. Các nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI phải phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo lập hình ảnh về một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp.

3.2.2. Thực hiện theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình và là công việc thường xuyên, lâu dài

Quá trình cải thiện các chỉ số tiểu thành phần cũng như thứ hạng của tỉnh sẽ được thực hiện theo một lộ trình, trong đó tập trung khắc phục ngay những điểm yếu, tháo gỡ nhanh những khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời phát huy những điểm mạnh nhằm mang lại những tác động nhanh về cải thiện chỉ số cũng như về môi trường đầu tư. Song song với quá trình này, cần thực hiện hoạt động định hướng dài hạn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số một cách bền vững và có hệ thống. Việc cải thiện các chỉ số tiểu thành phần này sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới chỉ số tổng thể.

Về lâu dài, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh phải được coi là việc làm thường xuyên và lâu dài.

3.2.3. Nâng cao nhận thức và gắn kết chỉ tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban ngành chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban ngành và các huyện thị

Để cho việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và chỉ số năng lực cạnh tranh nói riêng được thực hiện một cách có thường xuyên, lâu dài và thực chất thì nó phải được gắn kết với hoạt động hàng ngày của các cơ quan có liên quan; phải được coi là một chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Qua quá trình khảo sát tại tỉnh cho thấy hiểu biết và nhận thức của một số cán bộ về nội dung, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh còn chưa thực sự sâu sắc. Thiếu hiểu biết sâu sắc với nội dung này sẽ là trở ngại cho việc cải thiện một cách bền vững môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, cũng như việc gắn kết nó với hoạt động của các cơ quan liên quan. Do vậy, đây là hạn chế cần được ưu tiên khắc phục trong thời gian tới.

3.2.4. Chú trọng các công tác quảng bá, cải thiện cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh

Thực tế cho thấy, nhiều nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhưng không được cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận và chia sẻ. Cộng đồng doanh nghiệp và công chúng chưa hiểu hết được những nỗ lực này của tỉnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện các cải cách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ tăng cường việc quảng bá và truyền thông rộng rãi.

Bên cạnh việc truyền thông, thì thực tiễn cho thấy sự quan trọng hơn là việc quảng bá hình ảnh của tỉnh thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin, mở rộng cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào thảo luận và xây dựng chính sách có tác động rất lớn. Việc làm này sẽ giúp tỉnh hiểu rõ hơn thực tế kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp hiểu và chia sẻ được khó khăn của tỉnh; thông qua đó, cải thiện niềm tin và sự thân thiện của Chính quyền tỉnh.

3.2.5. Có cơ chế giám sát và theo dõi quá trình thực hiện

Việc nghiêm túc thực hiện các kế hoạch hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ dừng ở việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động. Kế hoạch hành động đó phải được thực hiện trên thực tế qua việc phân bố nguồn lực, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện. Do vậy, các kế hoạch hành động ngoài việc cần sát với thực tiễn, sát với nhu cầu của cộng

đồng doanh nghiệp, có tính khả thi thì cũng phải có cơ chế để doanh nghiệp và xã hội giám sát việc thực hiện. Điều này sẽ góp phần gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư về sự nghiêm túc và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

Để tổ chức thực hiện và giám sát tốt việc thực hiện kế hoạch hành động, cần một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chung; đây được coi là một nội dung trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của sở, ngành mình. Quá trình thực hiện sẽ được đánh giá toàn diện hơn thông qua hội nghị sơ kết (vào giữa năm) và tổng kết vào cuối năm.

3.3. Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Kiên Giang 3.3.1. Những điểm làm chưa tốt của các chỉ số 3.3.1. Những điểm làm chưa tốt của các chỉ số

Sau khi tiến hành phân tích cụ thể từng chỉ số thành phần cấu thành nên PCI Kiên Giang qua tầm quan trọng và vị thứ xếp hạng của nó, cho thấy rằng Kiên Giang nên ưu tiên tập trung cải thiện các chỉ số đặc biệt có vị trí thấp, cụ thể đến năm 2012 thì Kiên Giang có tới 3 chỉ số có vị trí thấp cần cải thiện là: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (vị trí 56/63 tỉnh thành), Đào tạo lao động (vị trí 49/63 tỉnh thành), Dịch vụ hỗ trợ DN (vị trí 40/63 tỉnh thành). Ngoài các chỉ số này các chỉ số đã đạt thứ hạng khá tốt, nhưng các tiểu thành phần còn chưa tốt hoặc bị tụt giảm cần phải xem xét cải thiện, đồng thời cũng cần được tiếp tục cải thiện và duy trì các chỉ số để nâng cao điểm số PCI của từng chỉ số.

Những điểm yếu cần nghiên cứu để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần:

- Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số này ở tiểu thành phần phát hiện hạn chế là thời gian đăng ký kinh doanh đang có xu hướng kéo dài thời gian thêm; nguyên nhân của sự hạn chế này là do các thủ tục giấy tờ đăng ký kinh doanh, các loại giấy tờ, thủ tục ĐKKD còn quá nhiều, ĐKKD trên mạng còn gặp nhiều bất cập và khó khăn, sự liên kết giữa các sở ban ngành còn chưa khớp với nhau làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và có cảm nhận chưa tốt về chi phí gia nhập thị trường.

- Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: tỉnh vẫn còn thiếu quĩ đất sạch, thủ tục liên quan đến đất đai phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng chậm và quy hoạch của tỉnh còn chưa hợp lý.

- Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: các tài liệu cần thiết vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, những thông tin công khai còn sơ sài, chậm cập nhật, chất lượng không cao, sự không rõ ràng trong chính sách của chính quyền tỉnh là nguyên nhân gây ra tính không chính xác trong dự báo cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp và cũng là cơ hội để cán bộ nhũng nhiễu DN.

- Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước: thời gian mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các quy định của nhà nước về việc kê khai giấy tờ, thực hiện các quy định về thuế…vẫn còn rất cao, từ đó mà DN đánh giá CBNN làm việc chưa hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHCC.

- Chỉ số Chi phí không chính thức: doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức để có được những điều kiên hoạt động thuận lợi và phải trả hoa hồng để có được những hợp đồng từ các cơ quan.

- Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đây là chỉ số được cải thiện đáng kể trong năm 2012 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như còn rất đông cán bộ tỉnh chức nắm vững các chính sách quy định hiện hành để giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân chưa cao.

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: thiếu sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền tỉnh đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; các dịch vụ về thông tin tư vấn pháp lực về tư nhân chưa nhiều, chưa an tâm cho DN sử dụng; DN còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh; DN sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại còn chưa cao; dịch vụ công nghệ chưa giúp được nhiều cho DN.

- Chỉ số đào tạo lao động: Công tác xây dựng trung tâm, các trường để đào tạo lao động với nhiều ngành nghề vi mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Công tác giảng dạy còn thiên về lý thuyết thiếu thực hành để sinh viên có thể cọ xát với thực tế, các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh thiếu tính chuyên nghiệp và hạn chế về năng lực hoạt động; các DN chưa an tâm về các dịch vụ cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm (6,98%), % kinh phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động còn ít, số lượng học viên tốt nghiệp trường đào tạo/số lượng lao động chưa qua đào tạo còn thấp.

- Chỉ số Thiết chế chế pháp lý: Sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với các cơ quan pháp luật của tỉnh cũng như hệ thống tư pháp còn thấp, thiếu các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thiếu cán bộ công chức có trình độ chuyên môn liên quan đến pháp luật.

3.3.2. Các giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần 3.3.2.1. Những giải pháp chung 3.3.2.1. Những giải pháp chung

Thứ nhất, Tăng cường thông tin, tuyên truyền về kế hoạch và các giải pháp của

tỉnh nhằm cải thiện PCI để một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các

thông tin về chính sách của Tỉnh, mặt khác góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức Tỉnh và tạo đồng thuận trong xã hội.

Thứ hai, tạo sự chuyển biến mạnh trong đội ngũ cán bộ công chức về trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ; chuyển nhận thức và hành động hàng ngày từ “quản lý doanh nghiệp” sang “phục vụ doanh nghiệp”. Đổi mới hình thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” và tăng tính tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Khẩn trương củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 124 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)