3.1.1.1. Bối cảnh phát triển:
Bối cảnh quốc tế:
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề công nghiệp hoá được rút ngắn kinh tế tri thức đang lan mạnh sang các nước đang phát triển; thương mại quốc tế có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu; đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và vẫn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất của kinh tế giới,
đặc biệt là yếu tố động lực thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển; và quá
trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã thúc đẩy việc hình thành các khu vực tiền tệ chung với một đồng tiền chung thống nhất hoặc một cơ chế tiền tệ chung theo các khu vực khác nhau...sẽ có nhiều thay đổi, tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển kinh tế- xã hội của thế nói chung và của Việt Nam nói riêng, đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải xác định chiến lược mở cửa và hội nhập trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi khu vực, nhằm phát huy những lợi thế của kinh tế tri thức. Từ đó, có chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, mở rộng thị trường trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế; phát triển sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; Cải tiến cơ chế quản lý, đơn giản thủ tục nhằm thu hút nguồn vốn, khoa học công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, nhằm hạn chế hậu quả của khủng hoảng tài chính-tiền tệ trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Bối cảnh trong nước:
- Đang đổi mới toàn diện của nước ta với đường lối chuyển từ kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; mở rộng thương mại quốc tế,
tranh thủ nguồn vốn bên ngoài; xác định con đường công nghiệp hóa rút ngắn, nhằm nhanh chóng đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển trên cơ sở tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, tạo ra những đột phá, nhằm rút ngắn giai đoạn công nghiệp hóa ở nước ta. Mục tiêu của công nghiệp hóa rút ngắn là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, nước ta còn không ít
những khó khăn thách thức: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng quy mô kinh tế còn
rất thấp, khả năng tích lũy ít; Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế còn thấp; Năng suất lao động rất thấp, nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều bất cập, trình độ quản lý điều hành chưa theo kịp đòi hỏi của thời kỳ mới, trình độ và kỹ thuật năng lượng lao động chưa đáp ứng yêu cẩu phát triển.
Những thuận lợi và khó khăn chung ấy sẽ tác động toàn diện, đồng thời đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020.
3.1.1.2. Những cơ hội và thách thức:
Những cơ hội:
(1) Kiên Giang có tiềm năng tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong những thập kỷ tới.
(2) Sản lượng lúa cả năm của Kiên Giang, chiếm 7,45% cả vùng ĐBSCL, chiếm 39,0% của VĐL, đứng thứ hai sau An Giang, trên Cần Thơ và Cà Mau. Sản lượng lương thực bình quân đầu người, đạt 1.746 kg/người/năm, đứng thứ nhất vùng ĐBSCL và VĐL. Điều này có nghĩa là năng suất lúa có điều kiện nâng cao hơn. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang đứng thứ 3 vùng ĐBSCL, sau Cà Mau và Bạc Liêu.
(4) Sản lượng thủy sản của Kiên Giang, chiếm 20,0% toàn vùng ĐBSCL, đứng thứ nhất vùng (đứng trên Cà Mau: 260 ngàn tấn; An Giang: 224 ngàn tấn và Bạc Liêu: 172 ngàn tấn…).
(5) Sản lượng khai thác thủy sản, chiếm 36,2% toàn vùng ĐBSCL, đứng nhất toàn vùng ĐBSCL, đứng trên Cà Mau (Cà Mau:140 ngàn tấn).
(6) Cơ cấu kinh tế của Kiên Giang vẫn là một tỉnh nông nghiệp, Khu vực I chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP, chiếm khoảng 43,67% GDP, trong khi, An Giang
chiếm 31,74% GDP; Cà Mau: 20,4% GDP và Cần Thơ: 20,0% GDP. Tuy nhiên, cơ cấu Khu vực II của Kiên Giang chiếm cao hơn An Giang: 13,35% GDP và sau Cà Mau: 41,18% GDP; Cần Thơ: 42,2% GDP vào năm 2007. Nhưng ước thực hiện đến năm 2010, Khu vực II của Kiên Giang xấp xỉ với Cà Mau (32,87% và 32,26% GDP).
Những hạn chế và thách thức:
(1) Cơ cấu kinh tế cần phải chuyển dịch nhanh hơn theo hướng khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh để đạt quá trình công nghiệp hóa-đô thị nhanh hơn.
(2) Lực lượng lao động đông nhưng thiếu kỹ năng nhưng trình độ kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp so với các tỉnh trong VĐL.
(3) Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội thấp và thiếu đồng bộ so với các tỉnh trong VĐL.
(4) Nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế.
(5) Điều kiện để nâng cao năng lực và chuyển dịch cơ cấu lao động còn gặp
nhiều khó khăn.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020: 2011-2020:
3.1.2.1. Quan điểm phát triển
Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua cũng như vị trí chiến lược của tỉnh đối với vùng ĐBSCL và cả nước, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển đến năm 2020 của tỉnh Kiên Giang là:
(1). Tranh thủ thời cơ, khắc phục hạn chế, vượt qua thách thức, phát huy thành tựu kinh tế-xã hội đã đạt được, huy động mọi điều kiện và nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, sớm đưa Kiên Giang trở thành tỉnh có vị trí kinh tế cao trong Vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL và cả nước.
(2). Xây dựng Kiên Giang thành một địa bàn kinh tế mở trên cơ sở tạo ra những đột phá, động lực cho sự phát triển theo hướng tập trung phát triển kinh tế biển, ven biển, hải đảo theo Chiến lược biển của Chính phủ, tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ-du lịch và công nghiệp chủ lực –mũi nhọn. Chú trọng đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia và vùng ĐBSCL tạo điều kiện kết gắn và phát triển mạnh hơn các vùng Tây sông Hậu và U Minh Thượng. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hướng mạnh
về xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tập trung khai thác toàn diện các tiềm năng thế mạnh tùng vùng của tỉnh về sản xuất lúa, thủy sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn nữa, nhanh chóng trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển toàn diện và bền vững.
(3). Tăng trưởng kinh tế cao gắn chặt với công bằng xã hội, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa xã hội, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo… Chú trọng phát triển nguồn nhân lực như là quan điểm vừa mang tính sách lược vừa mang tính chiến lược làm nền tảng cơ bản đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Phát triển cân đối các vùng biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số…để tạo ra cộng đồng dân cư phát triển đồng đều và hài hòa trên địa bàn Kiên Giang làm động lực cho sự phát triển bền vững.
(4). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng (đặc biệt là ở các xã đảo, khu vực biên giới với Campuchia), hợp tác quốc tế chặt chẽ, đặc biệt là với các tỉnh giáp biên thuộc vương quốc Campuchia; chú trọng phát triển kinh tế-xã hội-an ninh với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái ổn định và bền vững lâu dài.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,0% thời kỳ 2011 - 2015 và 14,0% thời kỳ 2016 - 2020.
- Đến năm 2015, tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 30% GDP, các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32% GDP và các ngành dịch vụ chiếm 38% GDP. Đến năm 2020, tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 20% GDP; các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37% và các ngành dịch vụ chiếm 43% GDP.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.500 – 2.600 USD/người; đến năm 2020 đạt 4.500 – 4.600 USD/người.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1.300 triệu USD vào năm 2020.
- Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 6 - 7,0% vào năm 2015 và đạt 8 - 9,0% vào năm 2020.
- Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,3%o thời kỳ 2011 - 2015 và giảm 0,25%o thời kỳ 2016 -
2020. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương ứng là 11,45%o vào năm 2015 và 10,4%o vào năm
2020. Tổng dân số đến năm 2015 là 1.825.000 người; đến năm 2020 là 1.976.400 người. - Đến năm 2018, toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông. - Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,0%, và đến năm 2020 là 11,0%.
- Trong 10 năm (2011 - 2020) giải quyết việc làm cho 350.000 lao động, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 50,03% và 66,6% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 – 2015 giảm bình quân hàng năm 1,5 – 1,8% và 1% thời kỳ 2016 – 2020.
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 96,0%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 96,0% vào năm 2015 đến năm 2020 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 98,0% và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100,0%.
3.1.3. Định hướng phát triển các ngành và sản phẩm chủ lực: 3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản 3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản
Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn chặt phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Kết hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn với nâng cao dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng giai cấp nông dân tiên tiến và củng cố khối liên minh công - nông - trí thức vững mạnh trong thời kỳ kinh tế tri thức, mở cửa và hội nhập.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2011 - 2015 là 5,7%/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm; ngành thủy sản tăng 10,7%/năm. Thời kỳ 2016 - 2020 các ngành KVI tăng trưởng 4,7%/năm; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3%/năm; ngành thủy sản tăng 6,4%/năm.
Đến năm 2020, phấn đấu trên 50% số xã đạt các tiêu chí về nông thôn mới, bằng cách phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn, nâng thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn dưới 50,0% lao động xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,0%.
3.1.3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp
Phát triển công nghiệp theo hướng khai thác có hiệu quả những lợi thế của ngành công nghiệp chế biến nông-thủy sản; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu có lợi thế như xi măng, clinker để sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Lựa chọn các dự án đầu tư với trang thiết bị công nghệ hiện đại, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Phát triển công nghiệp hướng vào những mặt hàng xuất khẩu; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế. Đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, làng nghề truyền thống... Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường nội địa và quốc tế, từng bước hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, trước hết chú trọng nguồn nội lực; đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài bằng cơ chế chính sách phù hợp, sáng tạo và uyển chuyển để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Mở rộng hình thức hợp tác, liên kết với các tỉnh trong vùng và trong cả nước đầu tư phát triển vào Kiên Giang trên cơ sở cùng có lợi.
Phát triển công nghiệp gắn liền với xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị và tuân thủ nghiêm ngặt Luật môi trường môi trường ngay từ khi xét duyệt và thẩm định dự án. Đồng thời phải chú trọng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng công nghiệp với tăng trưởng các ngành kinh tế khác; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và an ninh quốc phòng.
Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong giá trị tăng thêm để từng bước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020.
3.1.3.3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ
Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Phấn đấu ngành dịch vụ trong 10 - 15 năm tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như dịch vụ biển và dịch vụ thương mại, xuất-nhập khẩu, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính-ngân hàng. Hình
thành các ngành dịch vụ mới, năng động tạo nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ -công nghiệp và nông nghiệp.
3.2. Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh của tỉnh
3.2.1. Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất
Mục đích cuối cùng mà tỉnh Kiên Giang hướng tới sẽ là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh.
Thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, mục tiêu quan trọng là nâng cao điểm các chỉ số thành phần để duy trì và tiếp tục cải thiện vị trí, thứ hạng trong bảng xếp hạng về chỉ số PCI. Chỉ số PCI giúp đưa ra những gợi ý quan trọng về cách thức và trọng tâm cải cách và những điểm nhấn quan trọng nhất nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại tỉnh. Các nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI phải phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo lập hình ảnh về một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp.
3.2.2. Thực hiện theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình và là công việc thường xuyên, lâu dài
Quá trình cải thiện các chỉ số tiểu thành phần cũng như thứ hạng của tỉnh sẽ được thực hiện theo một lộ trình, trong đó tập trung khắc phục ngay những điểm yếu, tháo gỡ nhanh những khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời phát huy những điểm mạnh nhằm mang lại những tác động nhanh về cải thiện chỉ số cũng như về môi trường đầu tư. Song song với quá trình này, cần thực