Vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 25 - 27)

Kể từ khi công bố, PCI ngày càng được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân. Những tỉnh có

công tác điều hành tốt hơn, thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có và đạt được mức phúc lợi từ kinh tế cao hơn.

Trên thực tế, kết quả điều tra PCI đã được nhiều tổ chức và cá nhân đón nhận, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đời sống:

- Ở góc độ chính quyền địa phương: PCI đã và đang được sử dụng để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của địa phương mình, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương tốt hơn, giám sát việc thực hiện công tác quán lý điều hành của bộ máy hành chính, từ đó đưa ra chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế. PCI còn là thước đo để đánh giá, so sánh các nỗ lực và tiến bộ của từng tình so với các tỉnh, thành khác. Các nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng dữ liệu PCI để đánh giá các thay đổi chính sách và đo lường trực tiếp tác động các chính sách này. Điều tra PCI cũng cung cấp các thông tin quan trọng về tác động của những sáng kiến cải cách ở cấp Trung ương và địa phương, trong đó có Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Đề án 30) do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là nỗ lực cải cách thể chế mang tính đột phá tại Việt Nam giúp đẩy nhanh quá trình đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ số PCI cũng góp phần hỗ trợ quá trình phân cấp quản lý hiện nay bằng việc cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, qua đó giúp chính quyền tỉnh nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện, và cung ứng các dịch vụ công tốt hơn. Chẳng hạn như nhiều tỉnh đã cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin và văn bản pháp luật nhằm tuân thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ.

- Ở góc độ doanh nghiệp: Vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của DN. DN bày tỏ quan ngại về các triển vọng trong tương lai vì rất khó dự đoán các sự kiện kinh tế khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách trong nước và thậm chí cả những quyết định chính sách được đưa ra. Trong bối cảnh này việc đảm bảo các chính sách và quy định, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp DN dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Chẳng hạn, khi được tiếp cận đầy đủ với thông tin về những thay đổi chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các DN sẽ dự báo tốt hơn về triển vọng đầu tư của họ trong tương lai. DN cũng sẽ

mạnh dạn đầu tư hơn nếu thấy yên tâm về triển vọng kinh doanh dài hạn. Và ngược lại, khi DN lo lắng về những thay đổi bất ngờ trong quy định, cơ sở hạ tầng, hay đất đai đồng thời doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao công nghệ và mở rộng hoạt động do thiếu nhân sự thì DN sẽ do dự trước các dự án quy mô lớn, và chỉ đầu tư cầm chừng để thăm dò thị trường

- Đối với cộng đồng các nhà tài trờ quốc tế, gồm các tổ chức song và đa phương: các chỉ tiêu cụ thể trong kết quả PCI đã được sử dụng như là một cơ sở để theo dõi và đánh giá các dự án phát triển kinh tế tại địa phương đặt dự án.

- Dữ liệu điều tra PCI cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về tình hình hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, các nhân tố quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, chính sách công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, kể cả vai trò của Quốc hội trong hoạch định chính sách.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 25 - 27)