Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 50 - 143)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế:

Kiên Giang thuộc vùng ĐBSCL, nhưng Kiên Giang có đầy đủ các điều kiện phát triển tổng hợp: vừa có đồng bằng, có rừng núi, có biển và có đảo.

Tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước và 15,78%

diện tích vùng ĐBSCL. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam - Tây Bắc khoảng 120 km; chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km.

Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lý: từ 101030' đến 105032' kinh độ

Đông và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ Bắc.

- Phía Đông Bắc giáp các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; - Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu;

- Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và các đảo; - Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km.

Vùng biển ở Kiên Giang giáp với biển của các nước Thái Lan, Campuchia và Malaysia.

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải; Giang Thành trong đó, có 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hòn đảo lớn nhỏ rải rác.

Vị trí địa lý của Kiên Giang thể hiện những tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, cụ thể là:

- Kiên Giang là cửa ngõ hướng ra biển Tây của Tỉnh cũng như của cả Vùng ĐBSCL, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Kiên Giang có thềm lục địa và lãnh hải lớn, với ngư trường lớn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản và tiềm năng để khai thác kinh tế biển đảo.

- Kiên Giang có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia khá dài, với cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là điều kiện để mở rộng giao thương và phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu văn hóa với Campuchia và các nước trong khu vực.

- Kiên Giang vừa có sinh thái đa dạng: biển, có đảo, có rừng U Minh, rừng nguyên sinh với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử là những tiềm năng rất lớn để năng phát triển du lịch.

- Vị trí địa lý của tỉnh có rất nhiều thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, vị trí của Kiên Giang cũng gặp một số khó khăn, trở ngại:

- Nằm ở cực Tây-Nam vùng ĐBSCL, cách xa các đô thị lớn trong Vùng và thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lớn nhất cả nước nên có phần hạn chế về khả năng tiếp nhận sự lan tỏa của các đô thị phát triển.

- Nằm ở xa trung tâm, trong điều kiện hệ thống hạ tầng của Vùng ĐBSCL còn chưa phát triển mạnh và đồng bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, do đó đã hạn chế sự kết nối trong nội bộ tỉnh với các trung tâm bên ngoài Tỉnh còn nhiều hạn chế.

- Vùng biên giới Campuchia với địa hình phức tạp và tình hình an ninh-trật tự còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

2.1.1.2. Địa hình:

Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi không lớn lắm, từ 0,8 m - 1,2 m, được phân chia thành 4 tiểu vùng địa hình:

- Tiểu vùng thuộc Vùng Tứ giác Long Xuyên: địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, với các vùng trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m; nơi cao nhất là vùng đất giáp Campuchia: 0,8 m - 1,2 m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên: 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên 1 bờ viền ngăn nước.

- Tiểu vùng thuộc Vùng Tây Sông Hậu: có địa hình hướng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên,

thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp 0,7 - 0,9 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé: 0,1 - 0,2 m.

- Tiểu vùng thuộc Vùng U Minh Thượng: có địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nước vào mùa mưa. Cao độ biến động từ - 0,1 đến - 1,1 m; nơi cao nhất của tiểu vùng là trung tâm Hồ Rừng: 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn: - 0,1 đến - 0,4 m.

- Vùng đảo và hải đảo: địa hình thường cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều dần 4 phía. Riêng đảo Phú Quốc có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.

2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.627 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tài nguyên đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 573.240 ha, chiếm 90,33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong 2 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất ở vùng ĐBSCL. Diện tích rừng ở Kiên Giang bị giảm đi đáng kể. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 98.056 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, rừng sản xuất: 26.309 ha, chiếm 26,8%; rừng phòng hộ: 32.225 ha, chiếm 32,9% và rừng đặc dụng 39.522 ha, chiếm 40,3%.

Rừng có độ che phủ cao tập trung ở khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc, như dãy Hàm Ninh, núi Bãi Đại; có nhiều loại gỗ quý như: kiền kiền, trai, săng lẻ…

Rừng cấm thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên khoảng 14.400 ha rừng ngập mặn, tập trung ở Cửa Cạn, rạch Tràm, rạch Cái Lấp. Các loại cây đặc chủng trong rừng bảo tồn thiên nhiên như: đước, vẹt, bầu, rừng tràm…

Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa rất quan trọng giữ nguồn nước và bảo vệ sinh học và cân bằng sinh thái; các khu rừng nguyên sinh còn lại đặc trưng cho rừng cây họ dầu ẩm nhiệt đới có giá trị lớn về mặt nghiên cứu thảm thực vật, bảo vệ hệ sinh thái và có giá trị trong việc lập các khu bảo tồn và khu du lịch. Rừng còn tồn tại trên 140 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch…

Tài nguyên biển: Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng của cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng tạo cho Kiên Giang có thế mạnh về phát triển kinh tế biển.

Kiên Giang có ngư trường đánh bắt rộng: 63.290 km2; trong đó diện tích ngư

trường ở độ sâu dưới 20 m là 15.440 km2; ở độ sâu 20 - 50 m là 33.960 km2; ở độ sâu

> 50 m là 13.880 km2.

Vùng biển Kiên Giang có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú, với trữ lượng khoảng 464.600 tấn; chiếm tới 29,0% trữ lượng hải sản vùng Nam Bộ, khả năng khai thác cho phép khoảng 208.400 tấn, chiếm 44,0% trữ lượng.

Khả năng cho phép khai thác tôm khoảng 19.000 tấn/năm. Ngoài ra, vùng biển Kiên Giang còn có nhiều đặc sản quý như đồi mồi, hải sâm, sò huyết, rau câu…

- Tài nguyên thủy sản nội địa: Kiên Giang có nhiều diện tích mặt nước tự nhiên và nhân tạo, có môi trường thuận lợi cho các giống cá đen và các loại đặc sản như tôm càng. Nuôi trồng thủy sản là một nghề phổ biến ở Kiên Giang. Sản phẩm chính từ nuôi trồng thủy sản gồm có: Nuôi cá ở ao hầm; Nuôi cá ruộng và trong rừng; Nuôi tôm nước lợ; Nuôi đồi mồi…

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Kiên Giang không phong phú và đa dạng như: đá xây dựng; đất sét; cát vàng; than bùn ... Tuy nhiên, những tài nguyên khoáng sản hiện hữu ở Kiên Giang có giá trị kinh tế cao, như nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, gạch ngói...

Tài nguyên du lịch: Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, đa dạng sản phẩm.

- Kiên Giang có đường bờ biển dài 200 km, trữ lượng hải sản dồi dào và đa dạng, có nhiều hòn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang sơ như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Núi Moso, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ ở Hà Tiên, Bãi Dương, Dinh Cậu ở Phú Quốc…Theo quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam, Kiên Giang thuộc vùng du lịch IV với với tiềm năng du lịch đặc trưng là phong cảnh biển đẹp và sông nước hữu tình; sinh thái rừng ngập U minh Thượng; sinh thái sông nước vùng ĐBSCL… có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Kiên Giang cũng là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch lịch sử, vùng căn cứ U Minh, Hà Tiên lịch sử… với những anh hùng qua các thời đại: Nguyễn Trung Trực, Chị Sứ… trong các cuộc chiến tranh giữ nước và xây dựng đất nước.

- Kiên Giang cũng là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống của các dân tộc, tâm linh của cộng đồng các dân tộc.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

Tổng GDP của Kiên Giang liên tục tăng nhanh trong 10 năm qua. Năm 2005 tổng GDP đạt 10.830 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2000; đến năm 2010 đạt 18.729 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với năm 2000. Trong đó, các ngành nông-lâm-ngư nghiệp (khu vực I) năm 2005 đạt 5.173 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 7.337 tỷ đồng, gấp 2,0 lần so với năm 2000; các ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực II) năm 2005 đạt 3.217 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 5.951 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2000; các ngành dịch vụ (Khu vực III) năm 2005 đạt 2.440 tỷ đồng, gấp 2,0 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 5.411 tỷ đồng, gấp 4,3 lần so với năm 2000. Như vậy, sau 10 năm quy mô của các ngành Khu vực I vẫn chiếm lớn nhất, chiếm 39,2% GDP; đến các ngành Khu vực II chiếm 31,8%GDP và Khu vực III chiếm 29,1%GDP.

Bảng 2.1: TỔNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM 2000-2010

Đơn vị: tỷ đồng

So sánh

2000 2005 2010 2005/2000 2010/2000

GDP 6.403 10.830 18.729 1,7 2,9

Nông - lâm - thủy sản 3.594 5.173 7.337 1,4 2,0

Công nghiệp - xây dựng 1.559 3.217 5.951 2,1 3,8

Dịch vụ 1.250 2.440 5.411 2,0 4,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.415 USD, cao hơn bình quân cả nước và bằng 84,0% của thành phố Cần Thơ.

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

2.1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành

Trong những năm gần đây, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,1%; Trong đó, các ngành Khu vực I, có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 khoảng 7,6%/năm; các ngành Khu vực II có tốc độ tăng trưởng 15,6%/năm và Khu vực III có tốc độ tăng trưởng 14,3%/năm.

Bảng 2.2: ĐỘNG THÁI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, 2001-2010 Đơn vị: % Tốc độ tăng trưởng b/q (%) 2000 2005 2010 2001-2005 2006-2010 Tổng GDP 6.403 10.830 18.729 11,1 11,6 Khu vực I 3.594 5.173 7.337 7,6 7,2 Khu vực II 1.559 3.217 5.951 15,6 13,1 Khu vực III 1.250 2.440 5.411 14,3 17,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2007 và Sở Kế hoạch và Đầu tư 2010

Thời kỳ 2006 - 2010 tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%/năm. Trong đó Khu vực I có tốc độ tăng bình quân 7,2%/năm; Khu vực II: 13,1%/năm và Khu vực III: 17,4%/năm.

Nếu so với thực hiện thời kỳ 2001 - 2005 cho thấy: Khu vực I giảm 0,4%, Khu vực II giảm 2,5% và Khu vực III tăng 3,1%.

Kết quả tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chủ yếu là do tăng trưởng cao và ổn định của các ngành công nghiệp - xây dựng quyết định đến tăng trưởng kinh tế

ổn định của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh; trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực

nông-lâm-thủy sản tuy có cao nhưng không ổn định. Ở Khu vực dịch vụ cũng tương tự như vậy (Xem Đồ thị).

2.1.2.1.2.Tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế

Các thành phần kinh tế nói chung đều có mức tăng trưởng cao, khu vực kinh tế nhà nước tăng 13,0%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,3% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,6%. Xét khu vực kinh tế nhà nước cho thấy: kinh tế quốc doanh địa phương tăng 18,0%, quốc doanh Trung ương tăng 6,0%; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể tăng rất cao: 22,0%, kinh tế tư nhân tăng cao: 15%; trong khi đó kinh tế cá thể tăng chậm hơn, đạt 10%. So với thời kỳ 2001 - 2005 khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm lại, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh hơn thể hiện sự năng động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong cơ chế thị trường.

2.1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.2.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 2.1.2.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong những năm qua theo xu hướng giảm nhanh tỷ trọng của các ngành nông- lâm-thủy sản; các ngành công nghiệp-xây dựng giảm nhẹ; các ngành khu vực dịch vụ tăng nhanh.

Các ngành khu vực nông lâm thủy sản giảm từ 48,3%GDP năm 2000, xuống còn 46,7% GDP năm 2005 và ước thực hiện năm 2010 còn 42,7%GDP. Trong vòng 10 năm, từ 2001-2010, tỷ trọng Khu vực I giảm đi 5,6%; Các ngành công nghiệp - xây dựng trong cùng thời gian giảm 3,1%. Tỷ trọng của Khu vực II giảm trong thời gian qua, nhưng quy mô GDP của khu vực này vẫn tăng cao và ổn định, từ 1.993 tỷ đồng năm 2000, lên 4.118,6 tỷ đồng năm 2005 và đạt 10.716 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá hiện hành); tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt 15,6%/năm thời kỳ 2001-2005 và đạt 13,1%/năm thời kỳ 2006- 2010. Mức tăng giá trị tuyệt đối của GDP trong 10 năm (2000-1010) ở Khu vực I vẫn lớn nhất so với hai khu vực còn lại, lần lượt là: Khu vực I tăng 15.291 tỷ đồng; Khu vực III tăng 12.745 tỷ đồng và Khu vực II tăng ít nhất 8.723 tỷ đồng.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong 10 năm qua phù hợp với xu thế của sự phát triển và phù hợp tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững cân đối giữa các khu vực nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.3: CƠ CẤU KINH TẾ NĂM 2000-2005 VÀ ƯỚC NĂM 2010 (Theo ngành kinh tế)

Đơn vị: %

2000 2005 2006 2007 2010

- Phân theo ngành 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Nông lâm thủy sản 48,3 46,7 43,7 43,6 42,7

+ Công nghiệp - Xây dựng 27,5 25,4 25,8 26,3 24,4

+ Dịch vụ 24,2 27,9 30,5 30,1 32,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2007 và Sở KH-ĐT, 2010

2.1.2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi không lớn

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 50 - 143)