3.3.2.1. Những giải pháp chung
Thứ nhất, Tăng cường thông tin, tuyên truyền về kế hoạch và các giải pháp của
tỉnh nhằm cải thiện PCI để một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các
thông tin về chính sách của Tỉnh, mặt khác góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức Tỉnh và tạo đồng thuận trong xã hội.
Thứ hai, tạo sự chuyển biến mạnh trong đội ngũ cán bộ công chức về trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ; chuyển nhận thức và hành động hàng ngày từ “quản lý doanh nghiệp” sang “phục vụ doanh nghiệp”. Đổi mới hình thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” và tăng tính tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Khẩn trương củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nhất là đội ngũ cán bộ phụ trách “bộ phận một cửa” trực tiếp làm việc với nhân dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra công vụ, thường xuyên kiểm tra, giám sát “bộ phận một cửa” để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm khi giải quyết công việc hoặc có hành vi sách nhiễu doanh nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục rà soát, không ngừng hoàn thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính một cách toàn diện, triệt để theo hướng minh bạch, quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả, trách nhiệm của các cơ quan chức năng; kịp thời xử lý vướng mắc, tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp. Hoàn thiện những thủ tục hành chính quan trọng: thành lập doanh nghiệp; thủ tục khai, nộp thuế; rà soát, xóa bỏ các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định chấp nhận, không cần thiết, hiệu quả
quản lý không cao, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các đơn vị.
Trong lĩnh vực thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu quản lý. Đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng tin học với sự hợp tác của các đơn vị trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý và chỉ đạo điều hành tại Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố tiến tới thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử.
Thứ tư phổ biến, công khai các văn bản pháp quy, các quy hoạch, kế hoạch, các văn bản của tỉnh trên Cổng giao tiếp điện tử tỉnh, trang website của các đơn vị và tại địa điểm làm thủ tục để nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ tiếp cận, không mất thời gian tìm kiếm, cập nhật kịp thời và đầy đủ thông tin. Đặc biệt cập nhật các quy định và hướng dẫn thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, đất đai, các cơ chế chính sách, thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư, các dự án đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư.
Thể chế hóa và tăng cường thực hiện cơ chế lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp trước khi ban hành những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Tạo dựng cơ chế thông tin 2 chiều thường xuyên, tăng cường các diễn đàn trao đổi giữa chính quyền với doanh nghiệp; xây dựng và đổi mới hoạt động của cổng giao tiếp điện tử tỉnh thành phương tiện trao đổi thông tin hiệu quả giữa tỉnh với người dân và doanh nghiệp.
Tổ chức việc tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp một cách đơn giản, dễ dàng, thông qua nhiều hình thức, như qua trang tin điện tử của tỉnh, qua báo chí, qua thư, công văn phản ánh, đường dây nóng, thư điện tử, qua đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với doanh nghiệp hay các hiệp hội, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trực tiếp phản ánh, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
3.3.2.2. Những giải pháp cụ thể:
3.3.2.2.1. Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường: để thời gian đăng ký kinh doanh được
cải thiện tốt hơn và chỉ số chi phí gia nhập thị trường được duy trì và cải thiện được tốt hơn, ở chỉ số này Kiên Giang cần thực hiện:
- Các thông tin về các thủ tục hành chính cần được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa nơi tiếp nhận và trao trả hồ sơ, đồng thời trên các trang website của các sở ngành đều công bố các thủ tục hành chính, mẫu biểu chuẩn, các doanh nghiệp có
thể chép, điền các thông tin theo yêu cầu mà không cần phải đến liên hệ tại bộ phận một cửa.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa liên thông bằng cách tăng cường đầu tư cho cán bộ công chức: nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là thái độ ứng xử của cán bộ công chức, và quan trọng nhất là nhân viên hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp (trực tiếp, qua điện thoại hay email).
- Các sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp tăng cường chỉ đạo và giám sát bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp (bộ phận với chức năng cung cấp thông tin về các quy định kinh doanh do trung ương và địa phương ban hành; hướng dẫn doanh nghiệp đến các cơ quan có liên quan để giải quyết vấn đề và đến các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; tra cứu thông tin trên mạng internet và cung cấp thông tin liên quan cho doanh nghiệp).
- Đầu tư thiết bị đồng bộ (đặc biệt là hệ thống mạng và phần mềm) để duy trì sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan.
3.3.2.2.2. Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch và các kế hoạch bố trí sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất với các quy hoạch ngành nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai và đảm bảo sự ổn định trong sử dụng đất.
- Lập quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp: cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã. Công khai quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử đất.
- Rà soát, thống kê và thu hồi đất của các dự án không triển khai, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Có biện pháp thúc đẩy các dự án chậm triển khai do lý do khách quan.
- Có chính sách ưu đãi dặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các vùng có diện tích đất lớn nhưng kém về cơ sở hạ tầng.
- Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không triển khai dự án theo tiến độ thì tạo điều kiện cho chuyển nhượng lại dự án cho nhà đầu tư mới hoặc thu hồi diện tích đất.
- Nâng cao năng lực (nhân sự, chuyên môn) văn phòng đăng ký về quyền sử dụng đất cấp huyện, thị nhằm hỗ trợ công tác chuẩn bị tài liệu để làm việc với dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục về quyền sử dụng đất.
3.3.2.2.3. Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Trong mọi thời điểm, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng đầu tư nhanh nhất khi hoạt động kinh doanh ở những tỉnh có thông tin về các kế hoạch quy hoạch tổng thể, và các bản đồ cơ sở hạ tầng dễ tiếp cận nhất. Chỉ khi tiếp cận được các thông tin, văn bản pháp lý và tài liệu kế hoạch có liên quan thì doanh nghiệp mới có thể lập kế hoạch cho tương lại và đánh giá các rùi ro kinh doanh một cách thích đáng. Chính vì vậy, để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến với Kiên Giang cũng như cải thiện nâng cao chỉ số “Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin”, trong thời gian tới, Kiên Giang cần thiết phải chú trọng thực hiện các vấn đề sau:
- Các ngành, các cấp khi tiếp nhận những chủ trương, chính sách của tỉnh, của Chính phủ có liên quan đến doanh nghiệp thì phải chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện tuyên truyền bằng các biện pháp cụ thể trên các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và địa phương đồng thời theo chức năng quản lý, các cơ quan chủ trì thường xuyên tổ chức hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ hành chính, thời gian xử lý hồ sơ. Không để cán bộ thuế có cơ hội sách nhiễu DN;
- Triển khai rộng rãi hơn nữa Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Kiên Giang (www.kiengiangdpi.gov.vn) để phục vụ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về cơ chế chinh sách, trình tự thủ tục, các cơ hội đầu tư và đăng ký kinh doanh trực tuyến qua mạng nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, kinh phí trong khởi sự kinh doanh và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thông qua Cổng thông tin điện tử này tiếp tục triển khai công tác đăng ký kinh doanh trực tuyến qua mạng đối với các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã trên 14 huyện, thị, thành phố và quản lý các dự án đầu tư của Tỉnh.
- Các Hiệp hội DN làm đầu mối, tuyên truyền phổ biến những cơ chế chính sách mới, những chính sách ưu đãi của tỉnh để các DN tiếp cận thông tin và phản ảnh những bất hợp lý để tỉnh sớm điều chỉnh phù hợp;
- Tăng cường hơn nữa việc công bố các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát
triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của các ngành đối với doanh nghiệp trên các website.
- Tạo điều kiện cho sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách, tham vấn ý kiến các doanh nghiệp đối với những vấn đề, nội dung liên quan đến
sự phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch các văn bản, chính sách liên quan đến doanh nghiệp.
- Lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện cần chỉ đạo cấp dưới trong việc công khai minh bạch thủ tục hành chính, các chính sách, kế hoạch về phát tirển kinh tế xã hội nhằm nâng cao tính minh bạch trong phổ biến thông tin và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những bộ phận, những cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến thực thi các chính sách, thủ tục, xử lý những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
- Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận thông tin và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp dưới sự chủ trì, tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế vì hiện nay cơ quan Thuế đã xóa bỏ cơ chế chuyên quản, không khép kín trong một bộ phận quản lý, sắp xếp bộ máy tổ chức theo mô hình chức năng.
3.3.2.2.4. Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
- Tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ để công tác CCHC của tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.
- Giảm thời gian để thực hiện các quy định về thuế bằng cách triển khai cho các doanh nghiệp có thể kê khai thuế qua mạng internet; Triển khai quy trình thu nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại và Kho bạc.
- Kết hợp thanh tra liên ngành, có kế hoạch cụ thể nhằm giảm thời gian thanh tra, kiểm tra có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tập trung thanh tra những đối tượng có nghi vấn, đơn thư tố cáo.
3.3.2.2.5. Chỉ số Chi phí không chính thức
- Chuẩn hóa đội ngũ CBCC về trình độ, nhận thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho người dân;
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát các bộ phận liên quan đến việc giải quyết các thủ tục cho dân và doanh nghiệp và có các qui định thưởng, phạt công khai, nghiêm khắc đối với những trường hợp lợi dụng vị trí làm việc gây khó khăn cho nhân dân và doanh nghiệp.
- Có cơ chế nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, đảm bảo đời sống ổn định và yên tâm công tác.
3.3.2.2.6. Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
- Xây dựng quy hoạch đào tạo luân chuyển cán bộ sát với trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo kịp thời những chức danh quy hoạch để đáp ứng kịp thời với chức vụ và trọng trách được giao; tạo điều điện để cán bộ nắm bắt thực tế, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn và chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quá trình giải quyết công việc.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động sáng tạo và tiên phong của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân.
- Đồng hành cùng doanh nghiệp, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp (6 tháng một lần); ngành thuế và UBND các quận, huyện tổ chức 3 tháng một lần nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, qua đó xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, nhân ngày doanh nhân Việt Nam, UBND thành phố tổ chức lễ vinh danh cho các doanh nghiệp có thành tích trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là buổi gặp gỡ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn.
3.3.2.2.7. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các họat động dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo, tư vấn pháp lý, tư vấn công nghệ, liên kết thông tin để nâng chất lượng họat động của các tổ chức, cá nhân thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Từng ngành cần rà sóat và bổ sung kế hoạch hoạt động có liên quan đến việc đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ các họat động để phát triển dịch vụ tư vấn trong từng lĩnh vực, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu của doanh nghiệp.
- Cần xây dựng chương trình hành động, mục tiêu cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở đề xuất của liên minh các hiệp hội ngành nghề tại tỉnh.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, từng bước đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tiếp tục tháo gỡ
khó khăn về vốn, xúc tiến mở rộng thị trường cho các DNNVV. Đẩy mạnh mối liên kết giữa các DNNVV, giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ và khuyến khích DNNVV tham gia ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài việc quan tâm hổ trợ các doanh nghiệp lớn, các dự án lớn cũng cần phải chú trọng đến các DNNVV. Các DNNVV luôn có vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm. Họ cũng là cầu nối trong việc tiêu thụ, chế biến và phân phối những sản phẩm của địa phương. DNNVV đóng góp rất lớn trong việc giữ gìn ổn định đời sống dân sinh ở từng địa phương.
- Tiếp tục giải quyết vay vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn từ Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh trong đó tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp có giá trị sản xuất