Kinh nghiệm của 1 số địa phương về cải thiện chỉ số PCI nhằm nâng

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)

năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang.

(1) Kinh nghiệm của Long An: Long An nằm trong vùng giao thoa giữa một bên là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một bên là đồng bằng sông Cửu Long vùng an ninh lương thực của cả nước, là tỉnh liền kề với thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thương quốc tế lớn của cả nước. Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư tại Long An ngày càng thông thoáng, hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư trong ngoài nước. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư như: đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư; tỉnh đang nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thuận lợi cho thu hút đầu tư.

Cải thiện lớn nhất của tỉnh là thực hiện một đầu mối trong tiếp nhận đầu tư, giảm đến mức tối thiểu các chi phí, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và tiếp cận, sử dụng ổn định đất, thực hiện chính sách phát triển khu vực tư nhân, tính minh bạch

và tiếp cận thông tin. Với phương châm: “khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của

tỉnh – thành công của các doanh nghiệp là nhiệm vụ của chúng tôi”. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng đến yếu tố Tính năng động của lãnh đạo tỉnh cũng như công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp - Thuế - Kho bạc - Hải quan; các ngành thực hiện tốt, đúng quy định các thủ tục đất đai tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai đặc

biệt là đất sạch (đất đã đầu tư hạ tầng); cải thiện các kênh thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp truy cập dễ dàng, nhanh chóng; có kế hoạch đào tạo hỗ trợ pháp lý giúp doanh nghiệp nắm vững hơn về các quy định pháp luật; thành lập các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp (06 trường) nhằm đào tạo nhân lực tại chỗ phục vụ cho tỉnh nhà,…. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư FDI, tỉnh cũng đã có những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đề ra các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, các chế độ ưu đãi về thuế, thủ tục đất đai,… giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất trong việc đầu tư và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua kết quả điểm số của 09 chỉ số thành phần năm 2011 mà VCCI và USAID/VNCI nghiên cứu, đánh giá thì “Chỉ số về tiếp cận đất đai” Long An đứng đầu cả nước với điểm số 8,37 và chỉ số thành phần “Gia nhập thị trường” đạt 8,47 điểm (cao nhất trong 09 chỉ số thành phần của tỉnh), năm 2012 chỉ số này đứng vị trí thứ 3/63 tỉnh thành. Đây cũng là một trong những chỉ số thành phần được doanh nghiệp rất quan tâm khi tiến hành đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Bài học kinh nghiệm cho Kiên Giang: Kiên Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm tiếp giáp với Long An, có vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế và du lịch có nhiều nét tương đồng, qua thực tiển về chính sách điều hành của Long An. Kiên Giang cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư như: đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư; hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thuận lợi cho thu hút đầu tư; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khuyến khích thực hiện đào tạo lao động ngay trong doanh nghiệp, tạo điều kiện để các trường cao đẳng, đạo học về mở chi nhánh tại Kiên Giang.

Trong cải thiện chỉ số PCI, ngay từ đầu năm, tỉnh nên có kế hoạch, đề ra giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số thành phần có điểm số thấp và tiếp tục nâng cao các chỉ số thành phần có điểm cao; các cấp các ngành thực hiện tốt, đúng quy định các thủ tục đất đai tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai đặc biệt là đất sạch (đất đã đầu tư hạ tầng); cải thiện các kênh thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp truy cập dễ dàng, nhanh chóng; có kế hoạch đào tạo hỗ trợ pháp lý giúp doanh nghiệp nắm vững hơn về các quy định pháp luật; hoàn thiện đề án thành lập các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo nhân lực tại chỗ phục vụ cho tỉnh nhà,…

(2) Kinh nghiệm của Đồng Tháp: Đồng Tháp vốn bị coi là một tỉnh nghèo, không có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, nhưng Đồng Tháp có nhiều nỗ lực trong tìm kiếm các giải pháp nội tại hơn là sự trợ giúp từ bên ngoài. Chính sách của chính quyền tỉnh Đồng Tháp tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh với sự tham vấn chặt chẽ của khối DN này.

Tinh thần tự lực cộng với sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền của tỉnh đã thúc đẩy địa phương này tiến lên phía trước: lãnh đạo Tỉnh ủy với tầm nhìn năng động về kinh tế địa phương; UBND tỉnh và các sở, ban ngành sẵn sàng chuyển biến tầm nhìn này thành hành động thông qua liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân. Chủ tịch UBND tỉnh không ngần ngại đối mặt với những vấn đề nhạy cảm, những hạn chế trong thực thị công vụ của bộ máy công quyền, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục “rút ngắn” khoảng cách, thể hiện vai trò “đồng hành” giữa chính quyền và doanh nghiệp khi mời đông đảo doanh nghiệp, cùng các ngành cùng trao đổi, tháo gỡ, kể cả những vấn đề nhạy cảm liên quan đến “khoản chi không chính thức của doanh nghiệp” - một chỉ số thành phần trong PCI. Trước đó, có ý kiến cho rằng đây là công việc “nội bộ”; Tỉnh tập trung vào hoạt động khai thác tài nguyên đất đai và sông nước hiệu quả thay vì các hoạt động đầu cơ. Mối quan hệ và giám sát xã hội có thể hạn chế sự lạm dụng của DN đối với chính quyền địa phương và sự lạm dụng quyền của cán bộ tỉnh.

Từ việc làm thiết thực trên trong những năm qua điểm số PCI của tỉnh luôn được cải thiện và nằm ở vị trí tốt của cả nước. Cụ thể: Năm 2011, Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 4 toàn quốc và đứng thứ 2 đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và được chứng nhận là tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc trong

năm 2011. Đồng Tháp là tỉnh 4 năm liền nằm trong nhóm các địa phương được đánh

giá có chất lượng điều hành “rất tốt”, từ hạng 21 vào năm 2005, lên hạng 11 năm 2006, hạng 9 năm 2007, hạng 5 năm 2008, hạng 4 năm 2009, hạng 3 năm 2010 và hạng 4 năm 2011 và hạng nhất năm 2012.

Bài học kinh nghiệm từ thực tiển của Đồng Tháp: chính quyền tỉnh có nhiều năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp lực của nhà nước để vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế của địa phương; thái độ cởi mở gần gủi với doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt hoạt động và sản xuất. Đặc biệt tỉnh chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị thế địa lý của địa phương.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 là chương tổng quan về NLCT và chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI). Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến cạnh trạnh, NLCT, NLCT cấp tỉnh và chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI).

Ta có thể phân loại các cấp độ cạnh tranh thành 4 cấp, đó là NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp tỉnh, NLCT cấp DN và NLCT cấp sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này có liên quan chặt chẽ với nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của Việt Nam bởi sự phân cấp cho chính quyền tỉnh đã tạo ra cho cấp tỉnh quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có sự cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

NLCT cấp tỉnh để đánh giá cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu nhất định cấu thành nên chỉ số NLCT cấp tỉnh. Trong đó nó được PCI đo lường bởi 9 chỉ số thành phần: (1) chi phí gia nhập thị trường, (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, (3) tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (4) chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, (5) chi phí không chính thức, (6) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, (7) dịch vụ hỗ trợ DN, (8) chỉ số đào tạo lao động, (9) thiết chế pháp lí. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thực chất là đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện thu hút đầu tư, đồng thời so sánh với các tỉnh thành khác,từ đó tạo áp lực thúc đẩy đổi mới cho chính quyền tỉnh.

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày rõ về lý thuyết NLCT cấp tỉnh, hệ thống những chỉ tiêu, chỉ số thành phần cấu thành và các nhân tố ành hưởng đên chỉ số NLCT cấp tỉnh từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng cho chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI).

Chương 2

THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2005-2011

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)