Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Interflour

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 46 - 63)

Interflour Việt Nam

2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Hình 2.7 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2009 – 2012

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, mà các giải pháp thực hiện mục tiêu này thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu: 3,8% năm 2011; 3,3% năm 2012 (IMF, 2012) thì tốc độ tăng 5,03% này là chấp nhận được.

Hình 2.8 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2009 – 2012

Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01/NQ-CP ngày03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay.

Hình 2.9 Tỷ lệ lãi suất 12 tháng năm 2012

Mức lãi suất trong năm 2012 đang có xu hướng giảm và ổn định ở mức dưới 10%, tuy nhiên chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước đã không ít phần gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhìn chung trong những năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần hồi phục. Theo các chuyên gia kinh tế thì năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn nữa của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự biến động của yếu tố kinh tế tác động đến ngành xay xát lúa mì nói chung và Công Ty TNHH Interflour Việt Nam nói riêng như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng và bền vững: Cơ hội cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước: Gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty.

- Lãi suất vẫn đang ở mức cao và chưa ổn định: Tăng chi phí tài chính, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Lạm phát vẫn chưa ổn định và theo dự báo các chuyên gia kinh tế có thể tiếp tục tăng trong năm 2013: Ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này làm cho đầu ra của công ty giảm.

- Tỷ giá hối đoái ổn định: Thuận lợi trong việc nhập khẩu nguyên liệu (vì 100% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài) và đây là cơ hội tốt cho các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

b. Môi trường công nghệ

Công nghệ chế biến bột mìthường có 2 dạng chủ yếu là công nghệ phối trộn lúa mì giản đơn và công nghệ phối trộn bột mì hiện đại.

- Công nghệ phối trộn lúa: Là công nghệ giản đơn, ưu điểm của công nghệ này là có chi phí đầu tư thấp, thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, nhưng nhược điểm của công nghệ này là sản phẩm bột mì thường có chất lượng không ổn định, gây khó khăn cho người sử dụng.

- Công nghệ phối trộn bột mì: Là công nghệ hiện đại có chi phí đầu tư ban đầu

cao nhưng ưu điểm của công nghệ này là sản phẩm cuối cùng có chất lượng ổn định và đồng nhất, linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

c. Môi trường chính trị và pháp luật

Mặc dù thủ tục hành chính nước ta còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên nước ta là một trong những nước có môi trường chính trị tương đối ổn định, đây là môi trường tốt cho công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

d. Môi trường tự nhiên

Yếu tố thiên tai là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề nhất cho ngành bột mì, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì tổng lượng lúa mì sẽ cao, điều đó đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu luôn ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá. Ngược lại thì giá nguyên liệu đầu vào biến động, làm cho giá bột trong nước cũng biến động theo. Như vào tháng 7 năm 2010 giá lúa mì tại Chicago Mỹ đã tăng đến 80% và đạt mức cao kỷ lục trong vòng 23 năm qua. Giá lúa mì tăng chóng mặt bắt nguồn từ nguyên nhân nước Nga đã ngừng xuất khẩu lúa mì, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới đã khiến sản lượng nhiều loại cây lương thực sụt giảm mạnh, trong đó có lúa mì.

e. Văn hóa xã hội

Phong cách lối sống của người dân ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm bột mì. Hiện nay ở các thành phố lớn do không có nhiều thời gian nên người dân cũng dần chuyển sang sử dụng thức ăn nhanh, do đó các cửa hàng thức ăn nhanh đang phát triển rất nhanh ở nước ta, làm cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ bột mì ngày càng tăng cao (hình 2.5).

Bảng 2.5 Số lượng các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam 2006 – 2012 ĐVT: Cửa hàng

STT Loại cửa hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh 96 150 203 253 307 365 429 2 Cửa hàng bán thức ăn nhanh độc lập 5,488 5,893 6,264 6,572 6,865 7,139 7,383 3Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán đồ ăn

châu Á 4,245 4,531 4,794 5,017 5,231 5,437 5,626

4Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán các

loại bánh 200 220 239 249 261 275 290

Hình 2.10 Biểu đồ các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam 2006 – 2012

2.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

a. Khách hàng

Khách hàng của công ty là tất cả các đại lý phân phối bột mì & nguyên phụ liệu làm bánh mì, các công ty, các cơ sở sản xuất sản phẩm có sử dụng nguyên liệu là bột mì trên toàn quốc. Ví dụ: Các công ty sản xuất mì ăn liền, mì sợi, bánh Snack, cơ sở sản xuất bánh mì, tiệm bánh ngọt, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi … Có thể phân loại khách hàng của công ty như sau:

- Khách hàng thương mại: Là các đại lý bán hàng trên toàn quốc, họ là những người trung gian, cầu nối giữa công ty và người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ bình quân khoảng 5000 tấn mỗi tháng, chiếm 30% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.

- Khách hàng sản xuất: Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, là các nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm làm từ bột mì. Đây là những khách hàng lớn, tổng

sản lượng tiêu thụ bình quân hơn 10.000 tấn mỗi tháng, chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.

Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra của sản phẩm, họ là nguồn doanh thu duy nhất của công ty. Sức ép của khách hàng đối với công ty là sự mặc cả của khách hàng, khi khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn thì sức mặc cả của khách hàng càng lớn. Hiện nay trong ngành bột mì các đại lý phân phối đang nắm quyền chi phối thị trường bột mì, vì tất cả các đại lý kinh doanh trong ngành bột mì đều có thâm niên rất lâu trong ngành, do đó họ nắm rất rõ các cơ sở sản xuất là khách hàng của họ trong khu vực, họ là người quyết định việc bán sản phẩm gì, bán như thế nào và giá bán cho các cơ sở sản xuất.

b. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp nguyên liệu: Do Việt Nam không trồng được lúa mì nên 100% nguyên liệu dùng để sản xuất bột mì đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay Công ty TNHH Interflour Việt Nam chủ yếu là nhập lúa mì từ Úc chiếm khoảng 90% tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm, 10% còn lại nhập ở một số nước khác như Mỹ, Ucraina, Nga, Trung Quốc … Do đó nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào trữ lượng lúa mì của các nước xuất khẩu và số lượng lúa mì mà các nước sở tại cho phép xuất khẩu hàng năm.

Nhà cung cấp máy móc thiết bị: Toàn bộ dây chuyền sản xuất và các máy móc thiết bị trong phòng nghiên cứu của Công ty TNHH Interflour Việt Nam được cung cấp bỡi nhà sản xuất Buhler Thụy Sỹ, là một tập đoàn chuyên sản xuất các loại máy chế biến hàng nông nghiệp, lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, được thành lập tại Thụy Sỹ từ năm 1947. Các thiết bị ở phòng thí nghiệm đa số sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ Italia như lò nướng, cối trộn bột, các loại máy cán, máy cắt bột, làm mì sợi …

Sức ép của nhà cung cấp đối với công ty là sự khan hiếm nguyên liệu, số lượng nhà cung cấp trong khu vực … Nhà cung cấp ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của công ty, do đó nó tác động trực tiếp lên giá thành của sản phẩm, nếu công ty mặc cả tốt với nhà cung cấp thì sẽ có được nguồn nguyên vật liệu ổn định về chất lượng, số lượng và có giá tốt, do đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, ngược lại thì sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường.

c. Sản phẩm thay thế

Bột mì là một loại nguyên liệu dùng trong sản xuất thực phẩm, vì thế sản phẩm thay thế của nó là các loại bột khác như: Bột gạo, bột ngô, bột khoai mì … Do đó nếu giá của bột mì quá cao thì sản phẩm làm từ bột mì sẽ có giá cao, dẫn đến người tiêu

dùng có thể sẽ chuyển xu hướng tiêu dùng của mình sang các loại thực phẩm làm từ các loại bột khác như bột gạo, bột ngô … Ví dụ như bánh bích quy giá cao thì người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các loại bánh gạo, bánh ngô … Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu giá bột lúa mì cao, thì nhà sản xuất giảm tỷ lệ bột mì xuống và tăng tỷ lệ bột đậu nành, bột ngô hoặc bột khoai mì lên …

Ngoài ra các loại thực phẩm khác như: Cơm, bún, phở … cũng có thể nói là những sản phẩm thay thế của ngành bột mì, vì người tiêu dùng có thể chuyên sang sử dụng các loại thực phẩm khác thay vì sử dụng các thực phẩm làm từ bột lúa mì nếu giá nó quá cao. Ví dụ giá bánh mì cao thì người tiêu dùng chuyển sang ăn bánh canh, bún.

d. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay cả nước có tổng cộng 21 nhà máy bột mì lớn nhỏ, trong đó có 5 nhà máy lớn có công suất từ 500 tấn lúa mỗi ngày trở lên, có 4 công ty nước ngoài, 1 công ty nhà nước. Các công ty còn lại là các nhà máy có quy mô nhỏ với công suất dưới 500 tấn lúa mỗi ngày (bảng 2.6)

Bảng 2.6 Danh sách các công ty sản xuất kinh doanh bột mì tại Việt Nam ĐVT: Tấn lúa/ngày STT Tên nhà máy Thành Phố/ Tỉnh Công suất Hình thức đầu tư

1 Công ty bột mì Interflour Việt Nam Bà Rịa - Vũng Tàu 1,000 100% nước ngoài

2 Công ty Bột Mì Bình Đông TP HCM 920 100% nhà nước

3 Công ty Bột mì Vimaflour Hạ Long, Quản Ninh 800 Liên doanh

4 Công ty bột mì Uniflour TP Đà Nẵng 750 100% nước ngoài

5 Công ty xay lúa mì Việt Nam (VFM) Bà Rịa - Vũng Tàu 650 100% nước ngoài

6 Công ty Bột mì Đại Phong TP HCM 550 Tư nhân

7 Công ty bột mì Mê Kong Bà Rịa - Vũng Tàu 500 100% nước ngoài

8 Công ty Bột mì Tiến Hưng Bắc Ninh 450 Tư nhân

9 Công ty bột mì Trung Nam Bình Dương 250 Tư nhân

10 Công ty bột mì Phước An Bình Dương 250 Tư nhân

11 Công ty bột mì Thái Nguyên Đồng Nai 250 Tư nhân

12 Công ty Bột mì Bình An TP HCM 300 100% nhà nước

13 Công ty bột mì Minh Nhật TP HCM 150 Tư nhân

14 Công ty bột mì Thủ Đức TP HCM 150 Tư nhân

15 Công ty bột mì Thiết Lập Vĩnh Long 150 Tư nhân

16 Công ty bột mì Vinafood 1 TP Hải Phòng 140 cổ phẩn

17 Công ty bột mì Hà Nội TP Hà Nội 110 Tư nhân

18 Công ty bột mì Chúc Sơn TP Hà Nội 60 Tư nhân

19 Công ty bột mì Hùng Quang Vinh, Nghệ An 140 Tư nhân

20 Công ty bột mì Việt Ý TP Đà Nẵng 220 Tư nhân

21 Công ty bột mì Lúa Vàng TP Đà Nẵng 360 Liên doanh

TOTAL 5,200

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty TNHH Interflour Việt Nam trên thị trường là các công ty có quy mô và công suất lớn từ 500 tấn lúa mỗi ngày trở lên, cụ thể có 4 đối thủ cạnh tranh chính của Công ty TNHH Interflour Việt Namtrên thị trường đó là:

- Công ty Bột mì Bình Đông

- Công ty TNHH Vimaflour Việt Nam - Công ty xay lúa mì Việt Nam VFM - Công ty Bột Mì Uniflour

Công ty Bột Mì Bình Đông

Công ty Bột Mì Bình Đông là công ty nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam. Hiện nay Công ty Bột Mì Bình Đông đang có nhiều lợi thế nhất trong ngành, vì đây là công ty đầu tiên xay xát lúa mì trong nước, hoạt động từ trước 1975 nhưng chỉ mới là công ty thương mại, chính thức thành lập Xí nghiệp xay xát năm 1977 với tên là xí nghiệp xay xát bột mì Bình Đông, đến năm 1993 được đổi tên thành Công ty Bột Mì Bình Đông. Tính đến cuối năm 2012 Công ty Bột Mì Bình Đông có 2 dây chuyền sản xuất với tổng công suất là 920 tấn lúa mì mỗi ngày.

- Điểm mạnh:

 Thương hiệu bột mì Bình Đông có từ lâu đời và đã ăn sâu vào trong tiềm thức người sử dụng.

 Tài chính mạnh, vì luôn có sự hỗ trợ từ công ty mẹ.

 Thông tin thị trường nhanh và chính xác.

 Sản phẩm phong phú và đa dạng.

- Điểm yếu

 Bộ máy tổ chức cồng kềnh.

 Tổ chức quản lý quan liêu

 Máy móc thiết bị cũ

Công ty bột mì Uni flour:

Công ty bột mì Uni flour là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Uni Pressident, hiện tại tập đoàn này đang hoạt động sản xuất kinh doanh rất

nhiều lĩnh vực: Thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất mì ăn liền nhãn hiệu Unit và sản xuất bột mì. Hiện nay Uniflour có 2 nhà máy xay lúa mì, 1 tại Bình Dương có công suất 300 tấn lúa mỗi ngày và 1 nhà máy tại Đà Nẵng để cung cấp bột cho Miền Trung và Miền Bắc với công suất 300 tấn.

- Điểm mạnh

 Chất lượng sản phẩm tốt và độ ổn định cao.

 Thương hiệu được nhiều người biết đếnvà tin dùng

 Tài chính mạnh

 Máy móc thiết bị hiện đại

 Đội ngũ quản lý chuyên nghiệp

- Điểm yếu

 Chủng loại sản phẩm không phong phú

 Chính sách bán hàng cứng nhắc, làm mất lòng khách hàng

Công ty bột mì VFM

Đây là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc tập đoàn VFM, đây là một trong những tập đoàn lớn, hoạt động trong lĩnh vực xay lúa mì, hiện tai VFM có tổng cộng 4 nhà máy, 1 ở Malaysia, 1 ở Thái Lan, 1 ở Indonesia và 1 ở Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam VFM có 2 nhà máy sản xuất, 1 ở KCN Mỹ Xuân, Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 400 tấn/ngày, và một ở Đà Nẵng với công suất 250 tấn/ngày.

- Điểm mạnh

 Là một trong những tập đoàn xay lúa mì mạnh ở Châu Á.

 Chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý

 Tài chính công ty mạnh.

 Chủng loại sản phẩm phong phú và đa dạng

- Điểm yếu

 Thị trường tiêu thụ chưa mở rộng, chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn ở khu vực phía Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 46 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)