Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty TNHH Interflour Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 42 - 100)

Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TNHH Interflour Việt Nam

Giám đốc điều hành (CEO) Phòng Kinh doanh Bộ phận bán hàng Bộ phận sản xuất Bộ phân kỹ thuật hỗ trợ bán hàng Phòng nhân sự Nhà máy Bộ phận Logictic Bột phận QC & RD Bộ phận kho Bộ phận thu mua Phòng tài chính kế toán

2.2.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

a. Giám đốc điều hành (CEO)

Là người đứng đầu Công ty TNHH Interflour Việt Nam, quản lý và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông của tập đoàn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam.

b. Phòng nhân sự

Đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệmquản lý nhân viên và các hoạt động của phòng nhân sự để thực hiện các công việc như: Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, đồng thời quản lý hành chính, văn thư … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

c. Phòng tài chính kế toán, tài chính

Đứng đầu là giám đốc tài chính (CFO), điều hành hoạt động và quản lý toàn bộ nhân sự của phòng kế toán. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán. Giám đốc tài chính có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc điều hành (CEO) các chế độ chính sách của nhà nước, phân tích tình hình tài chính của công ty để có phương hướng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.

d. Phòng kinh doanh

Đứng đầu là Giám đốc kinh doanh toàn quốc: Điều hành mọi hoạt động và quản lý nhân sự phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hiệu quả bán hàng của công ty. Phòng kinh doanh bao gồm bộ phận bán hàng và kỹ thuật hỗ trợ bán hàng.

- Bộ phận bán hàng: Làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm đầu ra cho sản phẩm, thiết lập và xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường.

- Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ bán hàng: Hỗ trợ phòng bán hàng giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm theo đề xuất của bộ phận bán hàng.

e. Nhà máy

Đứng đầu là giám đốc nhà máy, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất của nhà máy, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hoạt động sản xuất của nhà máy và chất lượng sản phẩm. Nhà máy bao gồm:

- Bộ phận thu mua: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất.

- Bộ phận Logictic: Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hàng hóa, giao hàng và các hoạt động liên quan đến vận tải.

- Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất để sản xuất sản phẩm.

- Bộ phận RD & QC: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa và phối hợp với phòng kinh doanh để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm giao nhận và bảo quản hàng hóa.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối hợp lý, chuyên nghiệp và chặt chẽ, giúp cho việc quản lý dễ dàng. Mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành CEO về hoạt động của phòng mình, tránh trình trạng đổ lỗi cho nhau, nhân viên trong công ty ở mỗi bộ phận cũng hiểu rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tự ý thức và hoàn thành công việc.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Trong những năm qua Công ty TNHH Interflour Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh, mặc dù từ năm 2010 đến nay hoạt động kinh doanh của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng doanh số của công ty liên tục tăng cao qua các năm (Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Kết quản kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng C Lệch % C Lệch % 1 Doanh thu 437,017 528,322 892,764 91,305 20.89% 364,442 68.98% 2 LN trước thuế -128,075 21,499 10,432 149,574 -116.79% (11,067) -51.48% 3 Thuế TNDN 0 0 -1,043 0 0% (1,043) 0% 4 LN sau thuế -128,075 21,499 9,389 149,574 -116.79% (12,110) -56.33% STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Hình 2.6 Biểu đồ doanh thu công ty giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.6 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm liên tục tăng, 2011 tăng 20,89% so với năm 2010, tương đương với tăng hơn 91tỷ đồng. Doanh thu năm 2012 tăng 68,98% so với năm 2011, tương đương với tăng hơn 364 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình mở rộng và phát triển thị trường của công ty trong 3 năm qua tương đối tốt. Tuy nhiên do tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, giá nguyên liệu liên tục biến động, hơn nữa do ảnh hưởng của lạm phát nên năm 2010 công ty lỗ 128 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 tình hình có tốt hơn, công ty đã có lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận chưa cao. Năm 2011 chỉ đạt hơn 21 tỷ đồng, năm 2012 tình hình khó khăn hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn nên mức lợi nhuận chỉ đạt hơn 9 tỷ đồng (Bảng 2.4).

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của một công ty được quyết định bởi các yếu tố thuộc về nội lực bên trong của nó, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, đó là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô thuộc ngành nghề kinh doanh của công ty đó. Công ty TNHH Interflour Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Để xác định thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam, ta tiến hành phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô của công ty, cũng như phân tích các nhân tố bên trong công ty.

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam Interflour Việt Nam

2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Hình 2.7 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2009 – 2012

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, mà các giải pháp thực hiện mục tiêu này thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu: 3,8% năm 2011; 3,3% năm 2012 (IMF, 2012) thì tốc độ tăng 5,03% này là chấp nhận được.

Hình 2.8 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2009 – 2012

Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01/NQ-CP ngày03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay.

Hình 2.9 Tỷ lệ lãi suất 12 tháng năm 2012

Mức lãi suất trong năm 2012 đang có xu hướng giảm và ổn định ở mức dưới 10%, tuy nhiên chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước đã không ít phần gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhìn chung trong những năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần hồi phục. Theo các chuyên gia kinh tế thì năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn nữa của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự biến động của yếu tố kinh tế tác động đến ngành xay xát lúa mì nói chung và Công Ty TNHH Interflour Việt Nam nói riêng như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng và bền vững: Cơ hội cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước: Gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty.

- Lãi suất vẫn đang ở mức cao và chưa ổn định: Tăng chi phí tài chính, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Lạm phát vẫn chưa ổn định và theo dự báo các chuyên gia kinh tế có thể tiếp tục tăng trong năm 2013: Ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này làm cho đầu ra của công ty giảm.

- Tỷ giá hối đoái ổn định: Thuận lợi trong việc nhập khẩu nguyên liệu (vì 100% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài) và đây là cơ hội tốt cho các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

b. Môi trường công nghệ

Công nghệ chế biến bột mìthường có 2 dạng chủ yếu là công nghệ phối trộn lúa mì giản đơn và công nghệ phối trộn bột mì hiện đại.

- Công nghệ phối trộn lúa: Là công nghệ giản đơn, ưu điểm của công nghệ này là có chi phí đầu tư thấp, thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, nhưng nhược điểm của công nghệ này là sản phẩm bột mì thường có chất lượng không ổn định, gây khó khăn cho người sử dụng.

- Công nghệ phối trộn bột mì: Là công nghệ hiện đại có chi phí đầu tư ban đầu

cao nhưng ưu điểm của công nghệ này là sản phẩm cuối cùng có chất lượng ổn định và đồng nhất, linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

c. Môi trường chính trị và pháp luật

Mặc dù thủ tục hành chính nước ta còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên nước ta là một trong những nước có môi trường chính trị tương đối ổn định, đây là môi trường tốt cho công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

d. Môi trường tự nhiên

Yếu tố thiên tai là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề nhất cho ngành bột mì, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì tổng lượng lúa mì sẽ cao, điều đó đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu luôn ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá. Ngược lại thì giá nguyên liệu đầu vào biến động, làm cho giá bột trong nước cũng biến động theo. Như vào tháng 7 năm 2010 giá lúa mì tại Chicago Mỹ đã tăng đến 80% và đạt mức cao kỷ lục trong vòng 23 năm qua. Giá lúa mì tăng chóng mặt bắt nguồn từ nguyên nhân nước Nga đã ngừng xuất khẩu lúa mì, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới đã khiến sản lượng nhiều loại cây lương thực sụt giảm mạnh, trong đó có lúa mì.

e. Văn hóa xã hội

Phong cách lối sống của người dân ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm bột mì. Hiện nay ở các thành phố lớn do không có nhiều thời gian nên người dân cũng dần chuyển sang sử dụng thức ăn nhanh, do đó các cửa hàng thức ăn nhanh đang phát triển rất nhanh ở nước ta, làm cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ bột mì ngày càng tăng cao (hình 2.5).

Bảng 2.5 Số lượng các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam 2006 – 2012 ĐVT: Cửa hàng

STT Loại cửa hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh 96 150 203 253 307 365 429 2 Cửa hàng bán thức ăn nhanh độc lập 5,488 5,893 6,264 6,572 6,865 7,139 7,383 3Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán đồ ăn

châu Á 4,245 4,531 4,794 5,017 5,231 5,437 5,626

4Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán các

loại bánh 200 220 239 249 261 275 290

Hình 2.10 Biểu đồ các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam 2006 – 2012

2.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

a. Khách hàng

Khách hàng của công ty là tất cả các đại lý phân phối bột mì & nguyên phụ liệu làm bánh mì, các công ty, các cơ sở sản xuất sản phẩm có sử dụng nguyên liệu là bột mì trên toàn quốc. Ví dụ: Các công ty sản xuất mì ăn liền, mì sợi, bánh Snack, cơ sở sản xuất bánh mì, tiệm bánh ngọt, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi … Có thể phân loại khách hàng của công ty như sau:

- Khách hàng thương mại: Là các đại lý bán hàng trên toàn quốc, họ là những người trung gian, cầu nối giữa công ty và người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ bình quân khoảng 5000 tấn mỗi tháng, chiếm 30% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.

- Khách hàng sản xuất: Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, là các nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm làm từ bột mì. Đây là những khách hàng lớn, tổng

sản lượng tiêu thụ bình quân hơn 10.000 tấn mỗi tháng, chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.

Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra của sản phẩm, họ là nguồn doanh thu duy nhất của công ty. Sức ép của khách hàng đối với công ty là sự mặc cả của khách hàng, khi khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn thì sức mặc cả của khách hàng càng lớn. Hiện nay trong ngành bột mì các đại lý phân phối đang nắm quyền chi phối thị trường bột mì, vì tất cả các đại lý kinh doanh trong ngành bột mì đều có thâm niên rất lâu trong ngành, do đó họ nắm rất rõ các cơ sở sản xuất là khách hàng của họ trong khu vực, họ là người quyết định việc bán sản phẩm gì, bán như thế nào và giá bán cho các cơ sở sản xuất.

b. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp nguyên liệu: Do Việt Nam không trồng được lúa mì nên 100% nguyên liệu dùng để sản xuất bột mì đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay Công ty TNHH Interflour Việt Nam chủ yếu là nhập lúa mì từ Úc chiếm khoảng 90% tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm, 10% còn lại nhập ở một số nước khác như Mỹ, Ucraina, Nga, Trung Quốc … Do đó nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào trữ lượng lúa mì của các nước xuất khẩu và số lượng lúa mì mà các nước sở tại cho phép xuất khẩu hàng năm.

Nhà cung cấp máy móc thiết bị: Toàn bộ dây chuyền sản xuất và các máy móc thiết bị trong phòng nghiên cứu của Công ty TNHH Interflour Việt Nam được cung cấp bỡi nhà sản xuất Buhler Thụy Sỹ, là một tập đoàn chuyên sản xuất các loại máy chế biến hàng nông nghiệp, lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, được thành lập tại Thụy Sỹ từ năm 1947. Các thiết bị ở phòng thí nghiệm đa số sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ Italia như lò nướng, cối trộn bột, các loại máy cán, máy cắt bột, làm mì sợi …

Sức ép của nhà cung cấp đối với công ty là sự khan hiếm nguyên liệu, số lượng nhà cung cấp trong khu vực … Nhà cung cấp ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của công ty, do đó nó tác động trực tiếp lên giá thành của sản phẩm, nếu công ty mặc cả tốt với nhà cung cấp thì sẽ có được nguồn nguyên vật liệu ổn định về chất lượng, số lượng và có giá tốt, do đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, ngược lại thì sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường.

c. Sản phẩm thay thế

Bột mì là một loại nguyên liệu dùng trong sản xuất thực phẩm, vì thế sản phẩm thay thế của nó là các loại bột khác như: Bột gạo, bột ngô, bột khoai mì … Do đó nếu giá của bột mì quá cao thì sản phẩm làm từ bột mì sẽ có giá cao, dẫn đến người tiêu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 42 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)