a. Tổ chức sản xuất
Hệ thống tổ chức sản xuất củaCông ty TNHH Interflour Việt Nam được tổ chức theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISOO 9001 – 2000 và tiêu chuẩn FSSC 22000 – 2011 về an toàn thực phẩm, với sự hỗ trợ và tư vấn bỡi tổ chức EFC, nhằm mục đính mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Quy trình xay xát lúa mì được tóm lược qua hình 2.21
Hình 2.20 Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Interflour Việt Nam
Theo sơ đồ 2.21 thì lúa mì từ lúc nhập về sẽ được đưa vào lưu trữ ở các Silo chứa. Trước khi đưa lúa vào sản xuất các kỹ sư tiến hành đảo đều lúa ở các silo, sau đó đưa lúa vào silo theo tỷ lệ thích hợp để phối trộn và làm sạch tạp chất lần 1. Sau khi
Nhập lúa Lưu trữ Đảo lúa Phối trộn Làm sạch lần 1 Gia ẩm Ủ ẩm Làm sạch lần 2
Đưa vaøo xay
Qua hệ thống sàn Bột Cám và cám mịn Bins chứa cám Bins chứa bột Đóng bao Đóng bao Lưu kho Giao hàng
làm sạch sẽ tiến hành phun sương gia ẩmvà ủ ẩm cho lúa mềm để đảm bảo độ ẩm cho bột, thời gian ủ tối thiểu 48 tiếng, sau thời gian ủ ẩm tiếp tục làm sạch lần 2 rồi đưa vào hệ thống nghiền và sàn, nghiền sàn qua rất nhiều công đoạn phức tạp, tất cả các công đoạn này đều được tự động hóa và cuối cùng qua hệ thống sàn tách bột và cám riêng. Sau khi tách xong thì sẽ đưa đến Bins chứa bột và cám rồi tiến hành đóng bao và lưu kho để giao cho khách hàng.
Hình 2.21 Quy trình kiểm tra sản xuất của Công ty TNHH Interflour Việt Nam
Nhìn vào sơ đồ ta thấy quy trình kiểm tra sản xuất của công ty rất nghiêm ngặt, và được thực hiện bởi bộ phận kiểm tra chất lượng (QC) của công ty, ngay từ khi nguyên liệu đầu vào cho đến lúc ra thành phẩm nhập kho thành phẩm. Trước khi đưa nguyên liệu vào sản xuất bộ phận QC lấy mẫu lúa đưa vào phòng Lab để phân tích thành phần, nếu đủ tiêu chuẩn thì mới đưa vào sản xuất. Trong quá trình xay xát thì bộ phận sản xuất luôn theo dõi và kiểm tra chặt chẽ qua từng công đoạn cho đến khi ra bán thành phẩm và thành phẩm, một lần nữa bộ phận QC lấy mẫu bán thành phẩm để phân tích, nếu đạt tiêu chuẩn thì tiến hành phối trộn, sau khi phối trộn xong tiếp tục lấy mẫu đưa qua phòng Barkery để làm thử sản phẩm, (ví dụ như bột làm bánh mì thì sẽ làm thử bánh mì …). Sau khi có kết quả nếu tốt thì sẽ cho tiến hành đóng bao và nhập kho thành phẩm.
b. Tổ chức thu mua nguyên vật liệu
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào của công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay công tác thu mua của công ty thực hiện chưa tốt, mặc dù công ty
Nguyên liệu Chế biến Bán thành phẩm Thành phẩm Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra
đang có lợi thế là có nguồn nguyên liệu tốt, với sự hỗ trợ từ tập đoàn lúa mì của Úc, tuy nhiên do công tác dự báo về tình hình giá, trữ lượng lúa mì thế giới và công tác tính toán tồn kho nguyên liệu chưa tốt nên trong 2 năm 2011 và 2012 giá nguyên liệu của công ty luôn cao hơn đối thủ, làm cho khả năng cạnh tranh về giá bị hạn chế.
c. Tổ chức phân phối
Phân phối là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả. Một doanh nghiệp có hệ thống phân phối và chiến lược phân phối hợp lý thì sẽ có lợi thế hơn trong việc tiếp cận với khách hàng và tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí trong các khâu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống phân phối nên ngay từ lúc đi vào hoạt động Công ty TNHH Interflour Việt Nam đã thiết lập và không ngừng hoàn thiện hệ thống phân phối của mình. Đến nay công ty đã có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với đội ngũ nhân viên bán hàng năng động và chuyên nghiệp, bao gồm 2 kênh bán hàng trực tiếp và kênh bán hàng gián tiếp.
Kênh bán hàng trực tiếp:
Theo kênh bán hàng này thì hàng hóa của công ty sẽ bán trực tiếp chongười sử dụng, người sử dụng ở đây là các cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm làm từ bột mì, không qua trung gian phân phối.
Kênh bán hàng trực tiếp bao gồm 4 đối tượng khách hàng:
- Thứ nhất là khách hàng công nghiệp: Bao gồm các nhà máy sản xuất mì ăn liền, mì sợi, nhà máy sản xuất bán kẹo …
- Thứ hai là khách hàng Modern trade: Là hệ thống siêu các thị như Metro, Coopmark, Bic C …
- Thứ ba là khách hàng HORECA (Hotel, Restaurant, Café): bao gồm các khách sạn, nhà hàng lớn, các quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh …
- Thứ tư là các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là các nhà máy chế biến thức ăn thủy hải sản.
Kênh bán hàng gián tiếp
Công ty Người tiêu dùng
Theo kênh bán hàng này thì hàng hóa sẽ được đưa đến người tiêu dùng trực tiếp thông qua các đại lý phân phối, hiện nay công ty có tổng cộng 84 đại lý bán hàng trên toàn quốc, họ là các nhà thương mại, chuyên phân phối bột lúa mì và các nguyên phụ liệu làm bánh, với kênh phân phối này Công ty TNHH Interflour Việt Nam chia thị trường trên toàn quốc ra làm 7 khu vực quản lý bao gồm:
- Khu vực Miền Bắc (North): Các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.
- Khu vực Miền Trung (Central): Các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi. - Khu vực Nam Miền Trung và Tây Nguyên (South central and High land):
Các tỉnh từ Bình Định lên Tây Nguyên và kéo dài đến Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Khu Vực Miền Đông: Gồm các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và Lâm Đồng - Đông Hồ Chí Minh.
- Tây Hồ Chí Minh.
- Khu Vực Mê Kông: Tất cả các tỉnh thuộc khu vực Mê Kông.
d. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại
Hoạt động xúc tiến bán hàng là một trong những hoạt động marketing quan trọng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và khuyến khích khách hàng mua hàng. Trong những năm qua Công ty TNHH Interflour Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng như:
- Tham gia các chương trình hội chợ về ẩm thực tại TP HCM, Malaisia …
- Tổ chức các hội thảo về “Bột mì và công nghệ làm bánh”: Trong năm 2012 công ty đã tổ chức tổng cộng 10 hội thảo tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Cần Thơ, Vĩnh Long,nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty đến với khách hàng.
Hình 2.23 Một số hình ảnh hội thảo “Bột mì và công nghệ làm bánh” của Công ty TNHH Interflour Việt Nam
- Làm các chương trình road show để giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng như chương trình giới thiệu sản phẩn Bột mì Thăng Long tại các cơ sở sản xuất tại TP HCM.
- Các chương trình khuyến mại dành cho đại lý như: Chương trình du lịch nước ngoài cho khách hàng đạt doanh số quy định của công ty.
- Ngoài ra công ty còn làm các tặng phẩm như: Áo thun, cân, áo mưa … để tặng cho khách hàng.
e. Tổ chức nghiên cứu và phát triển
Phòng nghiên cứu và phát triển của công ty được đầu tư công nghệ hiện đại nhất so với các công ty khác trong ngành, tuy nhiên công tác nghiên cứu của công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các sản phẩm trong phòng thí nghiệm, công ty chưa tổ chức nghiên cứu nhu cầu thị trường. Như năm 2011 nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm Bột Mì Phượng Hoàng (thuộc nhóm bột mì có độ đạm trung bình 10% - 10,5%) nhưng không phù hợp với nhu cầu thị trường nên không bán được, cũng trong năm này phòng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm Bake Choice (là loại bột chuyên dụng đóng bao 1kg dùng cho kênh siêu thị và morden trade), nhưng không phù hợp với thị trường nên sản phẩm của công ty cũng không tiêu thụ được. Do đó phòng nghiên cứu cần phải phối hợp với phòng bán hàng để biết được xu hướng và nhu cầu thị trường để đưa ra sản phẩm sát với nhu cầu thực tế của thị trường hơn.