Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 43 - 44)

a. Giám đốc điều hành (CEO)

Là người đứng đầu Công ty TNHH Interflour Việt Nam, quản lý và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông của tập đoàn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam.

b. Phòng nhân sự

Đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệmquản lý nhân viên và các hoạt động của phòng nhân sự để thực hiện các công việc như: Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, đồng thời quản lý hành chính, văn thư … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

c. Phòng tài chính kế toán, tài chính

Đứng đầu là giám đốc tài chính (CFO), điều hành hoạt động và quản lý toàn bộ nhân sự của phòng kế toán. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán. Giám đốc tài chính có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc điều hành (CEO) các chế độ chính sách của nhà nước, phân tích tình hình tài chính của công ty để có phương hướng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.

d. Phòng kinh doanh

Đứng đầu là Giám đốc kinh doanh toàn quốc: Điều hành mọi hoạt động và quản lý nhân sự phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hiệu quả bán hàng của công ty. Phòng kinh doanh bao gồm bộ phận bán hàng và kỹ thuật hỗ trợ bán hàng.

- Bộ phận bán hàng: Làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm đầu ra cho sản phẩm, thiết lập và xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường.

- Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ bán hàng: Hỗ trợ phòng bán hàng giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm theo đề xuất của bộ phận bán hàng.

e. Nhà máy

Đứng đầu là giám đốc nhà máy, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất của nhà máy, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hoạt động sản xuất của nhà máy và chất lượng sản phẩm. Nhà máy bao gồm:

- Bộ phận thu mua: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất.

- Bộ phận Logictic: Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hàng hóa, giao hàng và các hoạt động liên quan đến vận tải.

- Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất để sản xuất sản phẩm.

- Bộ phận RD & QC: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa và phối hợp với phòng kinh doanh để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm giao nhận và bảo quản hàng hóa.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối hợp lý, chuyên nghiệp và chặt chẽ, giúp cho việc quản lý dễ dàng. Mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành CEO về hoạt động của phòng mình, tránh trình trạng đổ lỗi cho nhau, nhân viên trong công ty ở mỗi bộ phận cũng hiểu rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tự ý thức và hoàn thành công việc.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)