Tổng quan về thị trường bột mì ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 37 - 100)

Hiện nay ở nước ta nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm làm từ bột mì có xu hướng tăng, do thu nhập bình quân trên đầu người tăng và nhiều người bị ảnh hưởng bởi lối sống và chế độ ăn uống của các nước phương Tây, trong đó nổi lên là xu hướng mua sắm nhanh, thực phẩm tiện lợi, và thay thế gạo bằng các loại thực phẩm làm từ bột mì. Theo số liệu thống kê của Viettrade thì trong những năm qua nhu cầu sử dụng các thực phẩm từ bột mì trong nước ta tăng đáng kể, thể hiện qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1.

Bảng 2.1 Số lượng tiêu thụ các loại thực phẩm làm từ bột mì tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 và dự báo đến 2015 ĐVT: Nghìn tấn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 I Bánh các loại 502 538 582 628 672 723 777 835 893 952 1013 1Bánh mì 236 252 273 295 315 339 364 392 419 446 475 2Bánh ngọt 1 2 2 2 2 2 3 3 3 4 4 3Bánh nướng 251 269 291 314 336 362 389 418 447 476 506 4Bánh khác 14 15 16 17 19 20 22 23 25 26 28 II Mì các loại 944 881 960 1,020 1,135 1,202 1,257 1,304 1,345 1,369 1,360 1Mì ăn liền 288 318 345 369 405 431 455 479 501 520 531 2Mì thường 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3Các loại mì khác 289 319 347 371 407 433 458 481 504 522 534

III Thức ăn chăn nuôi 366 243 266 279 322 335 342 341 338 325 292

Tổng cộng 1,812 1,662 1,808 1,927 2,129 2,261 2,375 2,480 2,576 2,645 2,665 Các mặt hàng chế

biến từ bột mì

Sản lượng tiêu thụ Sản lượng dự báo

STT

Hình 2.1 Biểu đồ sản lượng tiêu thụ sản phẩm làm từ bột mì tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 và dự báo đến 2015

2.1.2 Nguồn cung bột mì tại Việt Nam

Nguồn cung bột mì cho thị trường trong nước hiện nay chủ yếu là bột mì xay xát từ các nhà máy trong nước, tính đến cuối năm 2012 cả nước có tổng cộng 21 nhà máy bột mì lớn nhỏ, với tổng công suất bình quân khoảng 2,4 triệu tấn mỗi năm. Ngoài ra hàng năm nước ta còn nhập khẩu thêm khoảng 10.000 tấn bột mì chất lượng cao, loại không thể sản xuất trong nước, chủ yếu từ Nhật Bản.

Ở Việt Nam không trồng được lúa mì, nên 100% nguyên liệu để sản xuất bột mì đều phải nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu chính từ các nước Úc, Mỹ, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc … Theo số liệu thống kê niên vụ 2009, nước ta nhập khẩu 2 triệu tấn lúa mì các loại,niên vụ 2010 lượng lúa mì nhập khẩu tăng 29% so với cùng kỳ niên vụ 2009, ước tính tổng lượng lúa mì nhập khẩu niên vụ 2011là 2,4 triệu tấn. Đến cuối năm 2012 thì con số này là 2.8 triệu tấn, tăng 16% so với niên vụ 2011. Niên vụ 2013/2014 dự báo tăng nhẹ do nhu cầu bột mì tăng trong khi lúa mì cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi không thay đổi.

2.1.3 Quan hệ cung - cầu bột mì tại Việt Nam

So sánh giữa lượng cung và lượng cầu bột mì hàng năm thì cung luôn vượt cầu, cụ thể năm 2010 cung vượt 655.000 tấn, năm 2011 vượt 366.000 tấn và năm 2012 là 661.000 tấn (thể hiện qua bảng 2.2 và hình 2.2). Vì thế nên cạnh tranh trong ngành bột mì luôn diễn ra rất khốc liệt trong những năm qua.

Bảng 2.2 Cung và cầu bột mì tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Nghìn tấn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng cầu 1,925 2,034 2,139 Tổng cung 2,580 2,400 2,800 Chênh lệch cung, cầu 655 366 661

Hình 2.2 Biểu đồ so sánh cung và cầu bột mì tại Việt Nam 2010 – 2012

2.2. Tổng quan về Công ty TNHH Interflour Việt Nam 2.2.1. Giới thiệu về Tập Đoàn Interflour 2.2.1. Giới thiệu về Tập Đoàn Interflour

Tập đoàn Interflour là một tập đoàn đa quốc gia, một trong những tập đoàn xay lúa mì lớn nhất tại Châu Á. Hiện đang sở hữu 07 nhà máy xay xát bột mì hiện đại nhất Châu Á, hoạt động tại các nước như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ (vị trí các nhà máy như hình 2.3). Với tổng sản lượng xay xát của các nhà máy xấp xỉ 1,7 triệu tấn lúa mỗi năm, tương đương với 1,5 triệu tấn bột (bảng 2.3).

Bảng 2.3 Công suất các nhà máy trực thuộc Tập đoàn Interflour

Tỷ trọng (%)

Tấn lúa/ngày Tấn bột/năm Lúa

1 PT Eastern Pearl Flour Indonesia 2,800 700,000 47.54

2 Interflour Vietnam Ltd Việt Nam 1,000 250,000 16.98

3 Prestasi Flour Mill (M) Sdn Malaysia 850 214,000 14.43

4 Sarawak Flour Mill Sdn Malaysia 280 70,000 4.75

5 Sabah Flour and Feed Mills Sdn Malaysia 260 65,000 4.41

6 Lahad Datu Flour Mill Sdn Malaysia 300 75,000 5.09

7 Intermil Un Thổ Nhĩ Kỳ 400 100,000 6.79

Interflour 5,890 1,474,000 100

STT Nhà máy Quốc Gia

Công suất

[Nguồn Phòng kinh doanh Công ty TNHH Interflour Việt Nam]

Hình 2.3 Bản đồ các nhà máy bột mì của Tập Đoàn Interflour Eastern Pearl

Lahud Datu flour mill

Sarawak flour mill Prestasi Sabah Flour Mill

2.2.2. Sự ra đời và phát triển của Công ty TNHH Interflour Việt Nam 2.2.2.1. Giới thiệu chung 2.2.2.1. Giới thiệu chung

Hình 2.4 Nhà máy xay xát lúa mì Interflour Việt Nam

Công ty TNHH Interflour Việt Nam được Ban quản lý Khu Công Nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu cấp phép thành lập vào năm 2001, chính thức đi vào hoạt động năm 2003. Có địa chỉ nhà máy đóng tại Tân Cảng Cái Mép, Xã Tân Phước, Huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Có văn phòng tại tầng 11 tòa nhà SFC, 09 Đinh Tiên Hoàng, P Đakao, Q1, TP HCM. Với tổng vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD. Công ty TNHH Interflour Việt Nam là một phần thuộc tập đoàn Interflour, có trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Malaysia và có trụ sở chính tại Singapore.

Hiện nay Công ty TNHH Interflour Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong sản xuất bột mì với các sản phẩm chất lượng cao tại Việt Nam, với 2 dây chuyền sản xuất có tổng công suất lên đến 1.000 tấn lúa mỗi ngày, tương đương với 750 tấn bột.

Ngoài ra công ty còn có hoạt động cho thuê cảng, hiện cảng của Công ty TNHH Interflour Việt Nam là một trong những cảng nông sản lớn nhất khu vực phía Nam với 308 mét chiều dài cầu tàu, có khả năng tiếp nhận tàu có sức chứa lên tới 75.000 tấn, và một cầu cảng nhỏ cho tàu dưới 7.000 tấn. Các dự án mở rộng cảng đã tăng khả năng lưu trữ từ 30.000 tấn lên 200.000 tấn vào cuối năm 2011.

Với 50 triệu USD vốn đầu tư và 3 năm xây dựng, Cảng Nông Sản Cái Mép đã trở thành cảng nông sản lớn tại Việt Nam và Đông Nam Á. Cảng được trang bị các thiết bị hỗ trợ như bốn hệ thống mở rộng quy mô điện tử, hai trạm cân tự động (60 và 80 tấn), vành đai băng tải và hệ thống đóng gói, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

2.2.2.2. Sự ra đời của Công ty TNHH Interflour Việt Nam

Công ty TNHH Interflour Việt Nam được Sở KHĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp phép thành lập vào năm 2001và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2003. Nhà máy đặt tại Tân Cảng Cái Mép, thuộc Tân Phước, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 500 tấn lúa mỗi ngày.

Tháng 12 năm 2010: Khởi công xây dựng nhà máy thứ 2 với công suất 500 tấn lúa mỗi ngày, tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD. Tháng 6 năm 2012 nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động.

2.2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Xay xát lúa mì, sản xuất các loại bột lúa mì. - Ép, nghiền và chiết xuất dầu nành.

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng và vận hành trạm xử lý hàng hóa cho các mục đích tiếp nhận, duy trì, đóng bao/gói, quản lý và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.

- Tư vấn và hướng dẫn xử lý về quy trình hạt ngũ cốc chế biến sản phẩm và hạt từ ngũ cốc.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Interflour Việt Nam 2.2.3.1.Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Interflour Việt Nam 2.2.3.1.Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Interflour Việt Nam

Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TNHH Interflour Việt Nam

Giám đốc điều hành (CEO) Phòng Kinh doanh Bộ phận bán hàng Bộ phận sản xuất Bộ phân kỹ thuật hỗ trợ bán hàng Phòng nhân sự Nhà máy Bộ phận Logictic Bột phận QC & RD Bộ phận kho Bộ phận thu mua Phòng tài chính kế toán

2.2.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

a. Giám đốc điều hành (CEO)

Là người đứng đầu Công ty TNHH Interflour Việt Nam, quản lý và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông của tập đoàn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam.

b. Phòng nhân sự

Đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệmquản lý nhân viên và các hoạt động của phòng nhân sự để thực hiện các công việc như: Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, đồng thời quản lý hành chính, văn thư … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

c. Phòng tài chính kế toán, tài chính

Đứng đầu là giám đốc tài chính (CFO), điều hành hoạt động và quản lý toàn bộ nhân sự của phòng kế toán. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán. Giám đốc tài chính có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc điều hành (CEO) các chế độ chính sách của nhà nước, phân tích tình hình tài chính của công ty để có phương hướng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.

d. Phòng kinh doanh

Đứng đầu là Giám đốc kinh doanh toàn quốc: Điều hành mọi hoạt động và quản lý nhân sự phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hiệu quả bán hàng của công ty. Phòng kinh doanh bao gồm bộ phận bán hàng và kỹ thuật hỗ trợ bán hàng.

- Bộ phận bán hàng: Làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm đầu ra cho sản phẩm, thiết lập và xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường.

- Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ bán hàng: Hỗ trợ phòng bán hàng giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm theo đề xuất của bộ phận bán hàng.

e. Nhà máy

Đứng đầu là giám đốc nhà máy, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất của nhà máy, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành (CEO) về hoạt động sản xuất của nhà máy và chất lượng sản phẩm. Nhà máy bao gồm:

- Bộ phận thu mua: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất.

- Bộ phận Logictic: Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hàng hóa, giao hàng và các hoạt động liên quan đến vận tải.

- Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất để sản xuất sản phẩm.

- Bộ phận RD & QC: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa và phối hợp với phòng kinh doanh để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm giao nhận và bảo quản hàng hóa.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối hợp lý, chuyên nghiệp và chặt chẽ, giúp cho việc quản lý dễ dàng. Mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành CEO về hoạt động của phòng mình, tránh trình trạng đổ lỗi cho nhau, nhân viên trong công ty ở mỗi bộ phận cũng hiểu rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tự ý thức và hoàn thành công việc.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Trong những năm qua Công ty TNHH Interflour Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh, mặc dù từ năm 2010 đến nay hoạt động kinh doanh của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng doanh số của công ty liên tục tăng cao qua các năm (Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Kết quản kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng C Lệch % C Lệch % 1 Doanh thu 437,017 528,322 892,764 91,305 20.89% 364,442 68.98% 2 LN trước thuế -128,075 21,499 10,432 149,574 -116.79% (11,067) -51.48% 3 Thuế TNDN 0 0 -1,043 0 0% (1,043) 0% 4 LN sau thuế -128,075 21,499 9,389 149,574 -116.79% (12,110) -56.33% STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Hình 2.6 Biểu đồ doanh thu công ty giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.6 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm liên tục tăng, 2011 tăng 20,89% so với năm 2010, tương đương với tăng hơn 91tỷ đồng. Doanh thu năm 2012 tăng 68,98% so với năm 2011, tương đương với tăng hơn 364 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình mở rộng và phát triển thị trường của công ty trong 3 năm qua tương đối tốt. Tuy nhiên do tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, giá nguyên liệu liên tục biến động, hơn nữa do ảnh hưởng của lạm phát nên năm 2010 công ty lỗ 128 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 tình hình có tốt hơn, công ty đã có lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận chưa cao. Năm 2011 chỉ đạt hơn 21 tỷ đồng, năm 2012 tình hình khó khăn hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn nên mức lợi nhuận chỉ đạt hơn 9 tỷ đồng (Bảng 2.4).

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của một công ty được quyết định bởi các yếu tố thuộc về nội lực bên trong của nó, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, đó là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô thuộc ngành nghề kinh doanh của công ty đó. Công ty TNHH Interflour Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Để xác định thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam, ta tiến hành phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô của công ty, cũng như phân tích các nhân tố bên trong công ty.

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Interflour Việt Nam Interflour Việt Nam

2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Hình 2.7 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2009 – 2012

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, mà các giải pháp thực hiện mục tiêu này thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu: 3,8% năm 2011; 3,3% năm 2012 (IMF, 2012) thì tốc độ tăng 5,03% này là chấp nhận được.

Hình 2.8 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2009 – 2012

Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01/NQ-CP ngày03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay.

Hình 2.9 Tỷ lệ lãi suất 12 tháng năm 2012

Mức lãi suất trong năm 2012 đang có xu hướng giảm và ổn định ở mức dưới 10%, tuy nhiên chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước đã không ít phần gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhìn chung trong những năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008,

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 37 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)