Đánh giá năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Interflour Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 75 - 76)

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Inteflour Việt Nam tác giả lập bảng câu hỏi và gửi Email xin ý kiến của các lãnh đạo cấp cao của công ty và một số chủ đại lý lớn, những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành bột mì. Sau đây là thông tin của các chuyên gia:

Bảng 2.12 Danh sách chuyên gia

STT Tên chuyên gia Chức vụ Nơi công tác

1 Mr Yufei Giám đốc ngành bột mì Cty TNHH Interflour

2 Nguyễn Đức Phong Giám đốc kinh doanh Cty TNHH Interflour

3 Hà Mai Phương Giám đốc Thu mua Cty TNHH Interflour

4 Ngô Viết Hùng Giám đốc sản xuất Cty TNHH Interflour

5 Võ Văn Thảo Giám đốc kỹ thuật Cty TNHH Interflour

6 Bùi Thị Lan Giám đốc nhân sự Cty TNHH Interflour

7 Lê Thị Thu Thủy Giám đốc Cty TNHH TM Phương Gia

8 Nguyễn Văn Sứ Giám đốc Cty TNHH Vĩnh Thành

9 Trần Anh Vũ Giám đốc Cty TNHH Châu Vũ

10 Nguyễn Thị Cần Giám đốc Cty CP TM An Thái Dương

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả lập bảng câu hỏi bao gồm 4 câu hỏi để tham khảo ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tới Công ty TNHH Interflour Việt Nam. (chi tiết bảng câu hỏi ở phần phụ lục).

- Đối với các yếu tố bên ngoài bao gồm 11 yếu tố, với thang điểm từ 1 đến 4 theo mức độ ảnh hưởng: Ảnh hưởng rất yếu, ảnh hưởng tương đối yếu, ảnh hưởng tương đối mạnh và ảnh hưởng rất mạnh. Mức độ phản ứng của Công ty TNHH Interflour Việt Nam đối với các yếu tố trên, gồm 4 mức độ: Phản ứng yếu, phản ứng trung bình, phản ứng khá và phản ứng tốt.

- Đối với các yếu tố bên trong gồm 14 yếu tố, thang điểm từ 1 đến 4 với các mức độ ảnh hưởng: ảnh hưởng rất yếu, ảnh hưởng tương đối yếu, ảnh hưởng tương đối mạnh và ảnh hưởng tương đối mạnh. Và xác định các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH Interflour Việt Nam đối với các yếu tố đó: Điểm yếu lớn nhất, điểm yếu nhỏ nhất, điểm mạnh nhỏ nhất, điểm mạnh lớn nhất.

Phương pháp xử lý số liệu điều tra: Dùng phần mềm excel để tổng hợp và tính điểm trọng số cho mỗi yếu tố.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh interflour việt nam (Trang 75 - 76)