1.4.1. Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài ( EFE)
Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các tác lực ngoại vi thuộc cả môi trường vĩ mô tổng thể và môi trường ngành đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ma trận được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thường bao gồm 10 đến 20 yếu tố).
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho ta thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đó đối với thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh, tổng số các mức phân loại này phải bằng 1,0.
- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định đến sự thành công để thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố đó như thế nào, trong đó (4) là phản ứng tốt, (3) là phản ứng trên trung bình, (2) phản ứng ở mức trung bình, (1) ít phản ứng.
- Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của từng yếu tố với điểm số phân loại tương ứng.
- Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp.
Các nhân tố bên
ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại
Số điểm quan trọng ... ... ... ...
1.4.2. Phân tích ma trận các yếu tố bên trong ( IEF)
Các xác định tương tự như đối với ma trận các yếu tố bên ngoài chỉ khác ở cách cho điểm trong bước 3: Cho điểm phân loại là (1) nếu nó là điểm yếu lớn nhất, (2) nếu đó là điểm yếu nhỏ nhất, (3) nếu nó là điểm mạnh nhỏ nhất, (4) là điểm mạnh lớn nhất
Tổng số điểm ở bước 5 là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp
Nếu tổng số điểm của toàn bộ các yếu tố đưa vào ma trận IEF từ 2,5 trở lên thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại tổng số điểm mà nhỏ hơn 2,5 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
Các nhân tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan
trọng ... ... ... ...
Tổng cộng 1,0
1.4.3. Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:
- Bước1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố . Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.
- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
- Đánh giá: So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
1.4.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Công cụ phân tích SWOT để đánh giá được thực trạng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và thách thức (T), tức là phân tích các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt và phát triển theo hướng cột các yếu tố nội bộ doanh nghiệp theo điểm mạnh (S), điểm yếu (W) các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp.
1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh
1.5.1. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, của doanh nghiệp và của quốc gia thông qua các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. [Nguyễn Năng Phúc (2006), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2006].
1.5.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Nhưng cũng chính nhờ sự cạnh tranh, mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi ngành, doanh nghiệp đều phải tự mình vận động để đứng vững trong cơ chế này. Cơ chế thị trường mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song cũng buộc các doanh nghiệp có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, hội nhập
kinh tế chính là khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
Thách thức hàng đầu khi hội nhập kinh tế thế giới là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào thuế quan bảo hộ cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Chính vì vậy, các ngành, doanh nghiệp phải không ngừng tăng vốn đầu tư, luôn đổi mới công nghệ, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh. Thách thức nữa là hàng hóa và dịch vụ sẽ ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức về thị trường cả trong nước và ngoài nước, nắm bắt tập quán, luật kinh doanh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao nó sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong việc:
- Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Kích thích sản xuất phát triển ổn định.
- Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.
1.5.3. Các công cụ chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.5.3.1.Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 1.5.3.1.Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế, kỹ thuật, chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau, có tính chất lý hoá, với mỗi sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu chất lượng cũng khác nhau, tuy nhiên vấn đề chính là chất lượng sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp khác phải luôn giữ vững và nâng cao hơn. Nếu hai hàng hóa có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau, người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng hoá nào có chất lượng cao hơn. Do đó, chất lượng hàng hoá là công cụ, là vũ khí tấn công đầu tiên đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh, thể hiện ở nhiều giác độ:
- Nếu chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng uy tín của sản phẩm, mở rộng thị trường.
1.5.3.2.Cạnh tranh bằng giá cả
Giá bán là biểu hiện bằng tiền của giá trị theo sự thoả thuận của người mua và người bán trong quan hệ cung cầu và yếu tố cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau, mỗi mức giá đưa ra phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường, mức giá quy định của nhà nước. Giá cả có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm, về vị trí của doanh nghiệp nó quyết định đến việc mua sản phẩm hàng hoá của khách hàng và là phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hai hàng hoá có chất lượng và công dụng như nhau, người tiêu dùng sẽ mua hàng hoá nào có giá thấp hơn. Giá cả bao giờ cũng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định lựa chọn của người mua, giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng với thị trường.
1.5.3.3.Cạnh tranh bằng khoa học kỹ thuật và quản lý
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên khi giá cả hàng hoá cá biệt của họ thấp hơn giá trung bình trên thị trường, nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề, mặt khác còn phải đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp khi chấp nhận hạ giá. Điều đó thúc đẩy doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm ... để giành ưu thế trong cạnh tranh. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động, hợp lý hoá sản xuất, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, quản lý hiện đại vào trong sản xuất kinh doanh.
1.5.3.4.Cạnh tranh bằng phương thức phục vụ và thanh toán
Đây là phương tiện khá quan trọng của cạnh tranh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp chưa tạo được sự độc đáo của sản phẩm, trong điều kiện giá cả và chất lượng sản phẩm như các đối thủ thì ai nắm giữ được vũ khí này thì sẽ giành thắng lợi. Phương thức phục vụ và thanh toán sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng được thể hiện ở ba giai đoạn của quá trình bán hàng: Trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.
Trước khi bán hàng các doanh nghiệp có các hoạt động: Quảng cáo, giới thiệu, triển lãm ... Những động tác này nhằm hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là nghệ thuật mặc cả, chào mời khách, ân cần, chu đáo ...
1.5.3.5.Cạnh tranh bằng sự độc đáo của sản phẩm
Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường đều có một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt là vòng đời của nó sẽ rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp phải dùng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp là liên tục cải tiến mọi mặt sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, tung ra các sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ.
1.5.3.6.Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa
Kênh phân phối là hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Phân phối và lưu thông hàng hoá là một công việc rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp, xây dựng cho được một hệ thống phân phối lưu thông hàng hoá có hiệu quả không phải là dễ.
Trong kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng người ta thường chia ra làm 2 kênh bán hàng đó là kênh bán hàng trực tiếp và kênh bán hàng gián tiếp.
- Kênh trực tiếp: Là công ty bán trực tiếp đến người tiêu dùng
- Kênh gián tiếp: Là công ty đưa hàng hóa đến người tiêu dùng thông qua một hệ thống các đại lý trung gian, tùy theo ngành hàng mà có 1 hay nhiều trung gian.
1.5.3.7.Cạnh tranh bằng khuyến mãi, quảng cáo
Trong quá trình cạnh tranh đòi hỏi rất nhiều vấn đề, nó không đơn giản là tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hay giá cả thấp mà còn phải cung cấp cho người kinh doanh (bán buôn, bán lẻ), người tiêu dùng thông tin mục tiêu để có thể tiếp cận được hàng hoá. Công ty sản xuất Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp n … Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
Kênh gián tiếp thông qua 1 trung gian phân phối
Kênh trực tiếp không qua trung gian phân phối Kênh gián tiếp thông qua nhiều trung gian phân phối
Để kích thích người kinh doanh và người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều nội dung trong đó có chương trình khuyến mãi. Khuyến mãi là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng, khuyến mại kích thích người mua tiêu dùng sản phẩm và làm tăng doanh số bán. Các doanh nghiệp thường dùng các hình thức khuyến mãi như:
- Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
- Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. - Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mãi đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mãi theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
- Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
- Các chương trình mua hàng trúng thưởng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúngthưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: Theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.