7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan
Đài Loan là một hải đảo, đất hẹp người đông, có tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế. Tuy nhiên, từ sau thế kỷ thứ II, Đài Loan đã trở thành một nước công nghiệp mới. Kết quả đạt được là do quá trình phát triển kinh tế, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp.
Có thể thấy kinh nghiệm của Đài Loan trong thời gian đầu phát triển là biết phát huy vai trò cơ sở của nông nghiệp. Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn đắc lực cho nông nghiệp như : cải cách ruộng đất, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tài trợ giá sản xuất lương thực và nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ còn đẩy mạnh xây dựng nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn…
Là một nước nông nghiệp, ngày từ đầu Chính phủ đã biết phát huy vai trò cơ sở của nông nghiệp, làm chỗ dựa để phát triển đất nước. Vốn của Chính phủ không cấp phát cho không mà thông qua ngân hàng cho vay có tài trợ để phát triển nông nghiệp nông thôn. Vốn bên ngoài, Chính phủ dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng : giao thông, thủy lợi, kỹ thuật canh tác…
Ngay từ đầu trong việc điều hành của mình, Chính phủ Đài Loan đã cho lập quỹ tín dụng nông thôn, quỹ bảo lãnh tín dụng để mở rộng cho vay, nhờ đó mà đã nâng cao được chất lượng tín dụng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng : sự thành công trong phát triển kinh tế của Đài Loan là biết nắm thời cơ, biết đưa ra những chính sách đúng đắn. Trong đó đáng kể là tạo ra được nguồn vốn huy động từ trong nước và ngoài nước. Tập trung vốn, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội là bài học có giá trị tham khảo.