7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang
a. Nợ xấu
Bảng 2.19 : Nợ xấu của VCB.KG (2010-2012)
ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
2011/2010 So sánh 2012/2011 1. Dư nợ 2.147 2.781 3.110 130% 112% 2. Nợ xấu 54 63 70 116% 111% 3. Tỷ lệ 2,51% 2,26% 2,26% (Nguồn : Phòng Tổng hợp – VCB.KG)
Nợ xấu trong năm 2011 là 63 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,26% so với tổng dư nợ, tỷ lệ này tăng 16% so với năm 2010 số tuyệt đối là 9 tỷ đồng. Trong năm 2012, mặc dù tỷ lệ nợ xấu không tăng so với 2011 (2,26%), nhưng số tuyệt đối tăng lên 7 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2011. Nguyên nhân là tổng dư nợ năm 2012 tăng, làm cho tỷ lệ nợ xấu không thay đổi. Cụ thể như sau :
Bảng 2.20 : Nợ xấu phân theo ngành kinh tế của VCB.KG năm 2012
ĐVT : Tỷ đồng NHÓM NỢ STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Tổng cộng 1 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 216 1 2 0 0 219
2 Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải. 1 0 0 0 0 1
3 Khai khoáng 30 1 0 0 0 31
5 SX và PP điện khí đốt và nước 4 0 0 0 0 4
6 Xây dựng 108 0 0 0 0 108
7
Thương nghiệp, sửa chữa ôtô xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
1.507 11 0 2 3 1.523
8 Vận tải, kho bãi 18 0 0 0 0 18
9 Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 18 0 0 0 0 18
10 Thông tin truyền thông 7 0 0 0 0 7
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm 0 0 0 0 0 0
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0 0 0 0 0 0 13 Hoạt động khoa học và công nghệ 1 0 0 0 0 1 14 Hoạt động hành chính và hỗ trợ 1 0 0 0 0 1 15 Quản lý NN và an ninh QP: Đảng,
đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc 0 0 0 0 0 0
16 Giáo dục và đào tạo 1 0 0 0 0 1
17 Y tế và hoạt động cứu trợ XH 1 0 0 0 0 1 18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 0 0 0 0 1
19 Hoạt động dịch vụ khác 17 0 0 0 0 17
20 Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 104 1 0 0 0 105 21 Hoạt động các tổ chức và đoàn thể
quốc tế 0 0 0 0 0 0
Tổng Cộng 2.799 241 2 65 3 3.110
(Nguồn : Phòng Tổng hợp – VCB.KG)
Dựa vào bảng số liệu 2.19 ta thấy số liệu nợ xấu của chi nhánh tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 93% trên tổng dư nợ xấu. Nhóm nợ này chủ yếu là chế biến thuỷ sản và chế biến bột cá như : CT TNHH Mai Sao và CT CP Thủy sản Hiệp Phát, CT CP Chế biến Bột cá Kiên Hùng 1. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu là do xuất khẩu gặp khó tại thị trường Châu Âu và thị trường nội địa. Đây là hai thị trường chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương. Dẫn đến tình trạng hàng tồn kho của các doanh nghiệp lớn, thua lỗ, phá sản.
Bảng 2.21 : Nợ xấu phân theo loại hình kinh tế của VCB.KG năm 2012 ĐVT : Tỷ đồng NHÓM NỢ STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Tổng cộng 1 Công ty Nhà nước 6 0 0 0 0 6 2
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
798 0 0 0 0 798
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc Nhà nước giữ quyền chi phối
0 0 0 0 0 0
4 Công ty trách nhiệm hữu hạn khác 403 2 0 0 0 405
5
Công ty cổ phần có vốn cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc Nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty.
201 227 0 0 0 428
6 Công ty cổ phần khác 815 0 0 63 0 878
7 Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0
8 Doanh nghiệp tư nhân 59 8 0 2 0 68
9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 0 0 0 0 0 0
10 Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 0 0 0 0 0 0
11 Hộ kinh doanh, cá nhân 517 5 2 0 3 527
12 Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng,
đoàn thể và hiệp hội 0 0 0 0 0 0
13 Khác 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 2.799 241 2 65 3 3.110
Nếu phân tích theo thành phần kinh tế ở bảng 2.21 thì nợ xấu của chi nhánh tập trung ở công ty cổ phần khác. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng này thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn vốn ít, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao chỉ một biến động nhỏ của thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp này (nguồn vốn chủ yếu là vốn vay, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể). Vì vậy, chỉ một tác nhân nhỏ là dẫn đến phá sản doanh nghiệp.
Một nguyên nhân cũng làm phát sinh nợ xấu là cơ chế phân loại nợ của VCB theo Quyết định số 118/QĐ-VCB.CSTD ngày 18/03/2010 của Tổng Giám đốc “V/v Ban hành chính sách dự phòng rủi ro”. Ví dụ : theo điều 6 quá hạn từ 90 đến 180 ngày là nhóm 3, nhưng theo Quyết định 118 thì quá hạn từ 61 đến 120 ngày là nhóm 3.
Hiện tại, chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ chuyên trách nhằm tập trung quyết liệt vào công tác xử lý nợ có vấn đề với mục tiêu giảm nhanh, mạnh nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
b. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Hiện tại, thu từ hoạt động tín dụng cho vay chiếm tới 89% tổng thu của VCB.KG, nên chỉ tiêu này dùng để đánh giá chính xác khả năng của chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu thực tế. Qua bảng số liệu sau ta thấy :
Bảng 2.22 : Hiệu suất sử dụng vốn của VCB.KG (2010-2012)
ĐVT : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Theo kỳ hạn vay 2.147 2.781 3.110 - Ngắn hạn 1.332 1.918 2.360 - Trung - dài hạn 815 863 750 2. Theo kỳ hạn 956 1.578 1.701 - Từ 12 tháng trở xuống 836 1.114 1.192 - Trên 12 tháng 120 464 509 3. Hiệu suất sử dụng vốn 225% 176% 183% - Ngắn hạn 159% 172% 198% - Trung - dài hạn 679% 186% 147% (Nguồn : Phòng Tổng hợp – VCB.KG)
Biểu đồ 2.5 : Hiệu suất sử dụng vốn của VCB.KG (2010-2012)
(Nguồn : Phòng Tổng hợp – VCB.KG)
Dựa vào biểu đồ 2.5 trên cho thấy nguồn vốn huy động luôn luôn thiếu so với vốn vay và khoảng cách ngày càng rộng.
+ Năm 2010 là : 1.191 tỷ đồng + Năm 2011 là : 1.203 tỷ đồng + Năm 2012 là : 1.409 tỷ đồng
Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn, VCB.KG phải vay bổ sung nguồn vốn trong hệ thống VCB. Điều này làm cho ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận của chi nhánh. Bởi vì huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và người dân thấp hơn khi vay trong hệ thống VCB. Tuy nhiên nguồn vốn trung-dài hạn tại chi nhánh đã có cải thiện đáng kể và thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn trong năm 2010 là 679%, năm 2011 là 186%, năm 2012 là 147%.
Vậy làm thế nào để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và trong các tổ chức kinh tế đang là vấn đề thách thức lớn không chỉ VCB.KG mà còn cho các TCTD khác.
Riêng tại địa bàn Kiên Giang, Ban Giám đốc chi nhánh luôn theo dõi và nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương cũng như lãi suất tiền gửi của các TCTD khác nhằm có phương án cụ thể cho từng thời điểm, từng trường hợp.
Ví dụ : Giao chỉ tiêu huy động cho CB.CNV làm động lực cho cán bộ đẩy mạnh công tác huy động từ nhiều nguồn khác nhau như : người thân, bạn bè, đối tác…
- Riêng bản thân mỗi cán bộ cũng là một nguồn huy động.
- Đưa ra các chính sách linh hoạt cho khách hàng mà không có nhiều thời gian để đến với ngân hàng (tiết kiệm online, tiết kiệm tại nhà…)
- Quảng bá mạnh thương hiệu ngân hàng trên các phương tiện thông tin nhằm củng cố niềm tin cho khách hàng về ngân hàng.
- Đặc biệt và không kém phần quan trọng đó là chính sách : mức lãi suất cạnh tranh, chính sách chăm sóc khách hàng (tặng quà cho khách hàng lớn nhân dịp lễ tết, sinh nhật, có chính sách riêng cho khách hàng lớn về lãi suất vay…). Hãy để tất cả khách hàng đều hài lòng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
c. Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.23 : Vòng quay vốn tín dụng và tỷ lệ thu nợ của VCB.KG (2010-2012) ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 - Doanh số cho vay 5.352 8.153 9.276 152% 114% - Doanh số thu nợ 5.138 7.519 8.947 146% 119%
- Dư nợ 2.147 2.781 3.110 130% 112%
- Vòng quay vốn tín dụng 2,39 2,70 2,88 113% 106% - Tỷ lệ thu nợ 96,00% 92,22% 96,45%
(Nguồn : Phân tích báo cáo tổng kết – VCB.KG)
Vòng quay vốn tín dụng bình quân của chi nhánh qua các năm đều lớn hơn hai (>2) và đang có xu hướng tăng dần, năm 2010 là 2,39 vòng, năm 2011 là 2,70 vòng, năm 2012 là 2,88 vòng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngày càng cao, vốn vay thu hồi nhanh, rủi ro ít hơn, chất lượng tín dụng ngày càng đảm bảo hơn. Hiện chi nhánh đang thực hiện chính sách sàng lọc khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp, mở rộng tín dụng đối tượng khách hàng làm ăn hiệu quả, đồng thời thu hẹp các khách hàng kém hiệu quả.
d. Tỷ lệ thu nợ
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu 2.23 ta thấy tỷ lệ thu nợ qua các năm như sau : năm 2010 là 96%, năm 2011 là 92,22%, năm 2012 là 96,45% đều trên 92% cho thấy doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này thấp thì ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu.