Đối với chính quyền tại địa phương

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 120 - 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Đối với chính quyền tại địa phương

Nhằm phát huy tối đa những thế mạnh tại địa phương như : xuất khẩu thuỷ hải sản (tôm, cá tra, mực…), nông nghiệp (đặc biệt là xuất khẩu gạo), năm 2012 Kiên Giang đã đóng góp cho sản lượng lúa gạo cả nước là 4,21 triệu tấn cao nhất cả nước. Ngoài ra, việc xuất khẩu nước mắm, hạt điều, hạt tiêu Phú Quốc …đã thu về cho tỉnh nhà một lượng ngoại tệ đáng kể.Vậy làm sao để đẩy mạnh hơn nữa các thế mạnh của tỉnh nhà ? Các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ độc quyền các thương hiệu quốc tế,

nâng cao chất lượng cũng như sản lượng xuất khẩu, tìm kiếm thêm các thị trường mới…Ban lãnh đạo Tỉnh nên tạo điều kiện hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch nhằm giúp doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu từ đó doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Hiện nay vấn đề xử lý nợ xấu của các TCTD vẫn còn chậm do yếu tố khách quan như : sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan như : Toà án, Thi hành án, Công an, tổ chức đấu giá …gây khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu thu hồi vốn cho các TCTD. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và VCB.KG nói riêng trong việc xử lý tài sản, tránh thất thoát vốn thì Ban Lãnh Đạo tỉnh cần chỉ đạo thành lập tổ liên ngành (Toà án, Thi hành án, Công an) để giải quyết tốt hơn, nhanh chóng hơn trong vấn đề xử lý nợ xấu của các TCTD trong tỉnh.

Đối với NHNN tỉnh Kiên Giang, cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách: thường xuyên thanh kiểm tra các TCTD, hạn chế và ngăn chặn các sai phạm tránh thất thoát cho Nhà nước. Bên cạnh đó, NHNN cần nâng cao các nghiệp vụ quản lý, cập nhật liên tục các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong và ngoài nước từ đó hỗ trợ các TCTD trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)