Bài học kinh nghiệm từ một số tình huống cụ thể

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 84 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.3.Bài học kinh nghiệm từ một số tình huống cụ thể

XHTD là công cụ đo lường rủi ro có thể xảy ra đối với một khách làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Để thấy rõ hơn ta phân tích bảng Báo Cáo Trích lập DPRR số liệu đến 31/12/2012 như sau :

Toàn chi nhánh có 2.294 khách hàng quan hệ tín dụng (trong đó có 171 khách hàng là doanh nghiệp và 2.123 khách hàng cá nhân, hộ gia đình) với 4.178 khoản vay. Số liệu trên cho thấy số lượng khách hàng ở chi nhánh là rất lớn.

Hiện tại VCB chưa thực hiện chấm điểm XHTD đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Do các loại hình doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp mới thành lập và khách hàng là các định chế tài chính phải kết hợp thêm các yếu tố như : quá hạn, nợ gia hạn, nợ điều chỉnh kỳ hạn, số lần cơ cấu … để đưa vào ma trận theo yếu tố tình trạng khoản nợ để phân loại nhóm nợ. Các bước thực hiện XHTD ở đây chỉ xét trên khách hàng là doanh nghiệp thông thường.

Nhằm tìm hiểu kỹ hơn các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của hệ thống XHTD tại chi nhánh, ta xét một số khách hàng cụ thể để từ đó phân tích đánh giá các chỉ số để

tìm ra nguyên nhân và tăng cường khả năng dự báo nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Đề tài sẽ tập trung phân tích những khách hàng được xếp hạng cao AAA đến A (nợ nhóm 1 của doanh nghiệp thông thường, theo cấp độ ưu tiên cấp tín dụng) nhưng thực tế đã phát sinh nợ xấu hoặc đang có xu hướng xấu.

Do yêu cầu đảm bảo bí mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên đề tài này sẽ không nêu rõ tên gọi của doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, ngoài ra, cũng có một số thông tin nhạy cảm về bảo mật trong kinh doanh cũng được bỏ qua.

a. Trường hợp 1 : Công ty TNHH TH

Doanh nghiệp thuộc loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn, quy mô nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, nhà máy nước đá và khách sạn.

Bảng cân đối tài chính của công ty TNHH TH được thể hiện ở phụ lục 2.1. Theo bảng cân đối trên, doanh thu đạt 27.136 trđ, giá vốn hàng bán 23.879 trđ, lợi nhuận sau thuế 1.445 trđ, chi phí lãi vay 1.020 trđ.

Theo tiêu chi xác định quy mô là doanh nghiệp Siêu nhỏ (Vốn chủ sở hữu : 7.000 trđ, Doanh thu thuần : 27.136 trđ, Tổng tài sản : 17.493 trđ, số lượng lao động 14 người).

Xếp hạng tín dụng của khách hàng như sau :

- Tổng điểm tài chính : 58

+ Chỉ tiêu thanh khoản : 26,18 + Chỉ tiêu hoạt động : 31,2 + Chỉ tiêu cân nợ : 26,67 + Chỉ tiêu thu nhập : 21,33 - Tổng điểm phi tài chính : 89,71

+ Trình độ quản lý và điều hành : 91 + Quan hệ với ngân hàng : 90,6 + Yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp : 76 + Đánh giá tình hình kinh doanh : 97 - Tổng điểm tài chính + phi tài chính : 77,3

Tra vào Bảng 2.9 : Điểm số quyết định hạng của doanh nghiệp thì 77,3 nằm trong khung 73 đến dưới 78 xếp loại A. Với mức xếp hạng này thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, có thiện chí trả nợ, thuộc diện ưu tiên cấp tín dụng.

Trên thực tế, cuối năm 2012 doanh nghiệp đưa vào hoạt động một khách sạn do Ngân hàng Phát triển cấp tín dụng với số tiền trên 40 tỷ đồng với pháp nhân mới. Do thời gian thi công chậm tiến độ làm cho việc khai thác khách sạn để trả nợ gặp nhiều khó khăn, khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ xấu bên ngân hàng Phát triển. Để khắc phục tình trạng quá hạn khách hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn vay VCB.KG để chuyển trả phần quá hạn. Nguồn vốn ngắn hạn của công ty đem đầu tư vào khách sạn, dẫn đến mất cân đối tài chính, phát sinh nợ quá hạn. Đầu năm 2013 VCB.KG phải cho vay bù đắp làm lành mạnh tài chính.

 Bài học kinh nghiệm tình huống 1 cho ta thấy khâu thẩm định dự án để cho vay của ngân hàng chưa tốt, không tính được các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công dự án dẫn đến cho vay những dự án kém hiệu quả, mặc dù hiện tại khách hàng được đánh giá là có tình hình tài chính tốt, khả năng tạo được dòng tiền của dự án để trả nợ không khả thi dẫn đến phát sinh nợ xấu.

b. Trường hợp 2 : Công ty TNHH MS

Doanh nghiệp thuộc loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn, quy mô nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản.

Bảng cân đối tài chính của công ty TNHH MS được thể hiện ở phụ lục 2.2. Theo bảng cân đối trên, doanh thu đạt 107.927 trđ, giá vốn hàng bán 89.623 trđ, lợi nhuận sau thuế 8.035 trđ, chi phí lãi vay 4.971 trđ.

Theo tiêu chi xác định quy mô là doanh nghiệp nhỏ (Vốn chủ sở hữu : 13.267 trđ, Doanh thu thuần : 107.927 trđ, Tổng tài sản : 84.884 trđ, số lượng lao động 250 người).

Xếp hạng tín dụng của khách hàng như sau :

- Tổng điểm tài chính : 63,40

+ Chỉ tiêu thanh khoản : 49,60 + Chỉ tiêu hoạt động : 68,00 + Chỉ tiêu cân nợ : 60,00 + Chỉ tiêu thu nhập : 74,40

- Tổng điểm phi tài chính : 90,07 + Đánh giá khả năng trả nợ : 100 + Trình độ quản lý và điều hành : 81,80 + Quan hệ với ngân hàng : 94 + Yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp : 86 + Đánh giá tình hình kinh doanh : 86 - Tổng điểm tài chính + phi tài chính : 77,57

Tra vào Bảng 2.9 : Điểm số quyết định hạng của doanh nghiệp thì 77,57 nằm trong khung 73 đến dưới 78 xếp loại A.

Với mức xếp hạng và nhóm nợ này thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, có thiện chí trả nợ, thuộc diện ưu tiên cấp tín dụng.

Công ty TNHH MS chuyên ngành chế biến kinh doanh thủy hải sản đông lạnh và có quan hệ tín dụng với VCB.KG và BIDV chi nhánh Kiên Giang từ năm 2008. Thời gian gần đây, công ty này mất cân đối tài chính và không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Thủ đoạn chủ yếu của giám đốc này là kê khống một số chỉ tiêu kinh doanh để được vay nhiều tiền, một tài sản mang thế chấp cho nhiều TCTD. Đặc biệt là chỉ tiêu về tài chính, ngân hàng không phát hiện được sai sót. Cụ thể như năm 2010, công ty đã chuyển lợi nhuận của các năm trước để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu 6 tỉ đồng nhưng trong báo cáo tài chính không ghi giảm số lợi nhuận này, dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm xét duyệt hạn mức tín dụng không chính xác. Công ty có công suất chế biến chỉ 2.000 tấn thành phẩm/năm nhưng lại báo cáo đề xuất tín dụng vượt 2.440 tấn/năm…

Mặc dù báo cáo tài chính của công ty sử dụng khá lớn nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Ngoài ra, việc giám sát, kiểm tra vốn vay còn sơ sài, chưa chặt chẽ và mang tính hình thức. Với phần tài sản đảm bảo là nguyên liệu và hàng thành phẩm tồn kho của công ty, ngân hàng chưa kiểm tra thông tin tại cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định, báo cáo kiểm kê hàng tồn kho của công ty có điểm bất

hợp lý nhưng không bị phát hiện. Từ đó, không phát hiện việc kê khống nguyên liệu, hàng tồn kho của khách hàng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng trên còn không kiểm soát được lượng hàng hóa tồn kho của công ty, để các món vay có giá trị hàng hóa bảo đảm gặp rủi ro cao. Tổng dư nợ của hai ngân hàng cho công ty này vay trên 54 tỉ đồng nhưng có đến 33 tỉ đồng trị giá tài sản bảo đảm là hàng tồn kho, hàng luân chuyển và thành phẩm của công ty. Ngoài ra, phía ngân hàng còn chưa đánh giá được đầy đủ tình hình cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh của con nợ, dẫn đến quyết định cho vay có nguy cơ mất vốn.

Công ty còn sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với việc kiểm tra sử dụng vốn của ngân hàng. Công ty còn lập các chứng từ khống để hợp thức hóa việc mua bán nguyên vật liệu, kê khống hàng hóa tồn kho để phù hợp với các khoản nợ phải trả cho các TCTD…

Hiện công ty đã ngưng hoạt động, vụ việc xử lý Công ty TNHH MS được chuyển sang cơ quan điều tra và công an đã khởi tố giám đốc công ty này.

 Bài học kinh nghiệm rút ra từ trường hợp 2 là khâu thẩm định của CBKH còn yếu, không phát hiện ra báo cáo tài chính của khách hàng có vấn đề, nâng khống công suất để vay được nhiều hơn. Đạo đức của CBKH cũng được các cơ quan điều tra xác định. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như thường xuyên trau dồi đạo đức của cán bộ đang là vấn đề hết sức cấp bách và cần phải thực hiện ngay.

Bên cạnh đó khâu kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế do cán bộ là người cho vay và cũng là người đi kiểm tra làm cho công tác kiểm tra chưa thực sự minh bạch. Cần phải có sự kiểm tra chéo giữa CBKH trong phòng hoặc phòng khách hàng với phòng khác, từ đó có thể kịp thời phát hiện những sai sót sớm hoặc sự bao che của cán bộ cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 84 - 88)