Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5.1. Đối với ngân hàng

a. Tỷ lệ nợ xấu (TLNX) :

Σ (dư nợ nhóm 3,4,5)

TLNX = X 100% Σ dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng, chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng càng giảm và ngược lại. Vì vậy chỉ số này thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đối với khách hàng có hiệu quả cao. Hoạt động tín động chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn đúng thời hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý, liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ xấu luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.

b. Vòng quay vốn tín dụng (VQVTD) : Σ (doanh số thu nợ trong kỳ) VQVTD = Σ (dư nợ bình quân trong kỳ)

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể cho vay mới. Đây là chỉ tiêu quan trọng được các ngân hàng tín toán hằng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng minh nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào chu kỳ sản xuất lưu thông, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuận cho ngân hàng …

c. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn (TTVT&DH) : Σ (dư nợ trung và dài hạn)

TTVT&DH = Σ (dư nợ)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như việc cơ cấu nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của ngân hàng ảnh hưởng mức độ rủi ro và khả năng tự phòng ngừa của ngân hàng. Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng thời kỳ, ảnh hưởng bởi NHNN và tuỳ theo chính sách của từng địa phương mà tỷ lệ này sẽ khác nhau. Nếu vượt quá tỷ trọng cho phép mà không huy động được nguồn vốn tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

d. Hiệu suất sử dụng vốn (HSSDV) : Σ (dư nợ)

HSSDV = Σ (nguồn vốn huy động)

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay), ổn định về số dư và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của các ngân hàng thường bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn. Các ngân hàng “đi vay để cho vay” nên cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn.

e. Tỷ lệ thu nợ (TLTN) : Doanh số thu nợ

TLTN = X 100% Doanh số cho vay

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng. Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Nếu doanh số cho vay ra cao mà không thu được nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu.

f. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (DLVCSH) : Lợi nhuận

DLVCSH = X 100% Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra nó còn phản ánh tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

Chất lượng tín dụng đối với ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp được xác định bởi nhiều yếu tố, nó là kết quả của quá trình kết hợp nhiều chỉ số để phân tích đánh giá dưới nhiều gốc độ kinh tế khác nhau.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)